kiết sử (samyojàna), thành tựu các giới hạnh (sìla) và thực hành một ít Ðịnh
và Tuệ thường được gọi là một vị Dự lưu. Vị ấy cũng được gọi là
sattakhattuparama (tối đa bảy lần) vì phải sanh bảy lần làm người hay chư
Thiên trước khi chứng Niết bàn. Vị này không bao giờ phải rơi vào địa
ngục và thế nào cũng chứng được Niết bàn sau khi đoạn trừ thêm hai
avarabhàgiya (orambhàgiya=hạ phần kiết sử), tức là kàmacchanda (Dục ái)
và Vyàpàda (Sân) và năm urdhvabhàgiya (uddhambhàgiya: cao hơn)
Thượng phần kiết sử, tức là rùparàga (sắc tham), arùparàga (vố sắc tham),
auddhatya (trạo cử), màna (mạn) và moha (si).
Một vị Dự lưu trở thành một kulankula sau khi đoạn trừ phiền não thứ ba
và thứ tư ở Dục giới và chứng được các căn thanh tịnh hơn so sánh với các
phiền não. Vị này sẽ sanh lại hai hay ba lần giữa các chư Thiên, khi ấy
được gọi là Devakulankula, hay giữa các loài người, khi ấy được gọi là
manusyakulankula (Kosa, II, 34). Các tập Nikàyas không có phân biệt rõ
ràng Dự lưu và Kolamkola. Tập Visuddhimagga có sự phân biệt giữa hai
quả vị này, nói rằng các vị Kolamkolas có vipassanà (quán) và indriya (căn)
thuộc loại trung phẩm, còn các vị Dự lưu thuộc loại hạ phẩm.
Giai đoạn kế tiếp Ekabìjì (Ekavìcika) được các tập Pàli đặt sau Kolamkola
và trước Nhất lai (VI, 35-36). Theo các tập Pàli, các vị Ekabìjì hơn các vị
trước vì có phát triển Ðịnh và Tuệ nhiều hơn, nhưng không thể thành tựu
một cách hoàn toàn. Tập Visuddhimagga thêm rằng các vị này có lợi căn
(tikkhìndriya), nhờ vậy những vị này chỉ phải sanh có một lần giữa loài
người (mànusakam bhamam) trước khi chứng Niết bàn. Một vị Nhất lai
được diễn tả tương tự, chỉ có không nói rõ là phải tái sanh giữa loài người
hay chư Thiên, các tập chỉ nói imam lokam àgantvà, nghĩa là phải tái sanh
ở Dục giới và Dục giới gồm cả chư Thiên và loài người. Dù thế nào đi nữa,
các vị Nhất lai giảm trừ đến mức tối đa các phiền não ràga, dosa và moha.
Tập Kosa nói rằng một vị Nhất lai đoạn trừ các phiền não (klesa) đến phiền
não thứ sáu. Sau khi đã sanh giữa các chư Thiên, vị này sẽ được tái sanh