(Tathàgatajnàna) (B.Bh. tr. 12-13), trí này không thể nghĩ nghì, vô lượng,
vượt ngoài mọi khổ đau, sợ hãi, và chỉ chứng Như lai trí mới cứu độ được
các chúng sanh. Rồi vị Bồ-tát lại tu tập thêm 10 cittàsayas (10 tâm y).
Chứng hiểu tình trạng này, vị Bồ-tát lại phát tâm tinh tấn cứu độ mọi chúng
sanh. Ngài nghĩ đến mọi phương tiện để cứu độ chúng và thấy rằng chỉ có
Anavaranavimoksajnàna (Bất chướng giải thoát trí), và trí này chỉ chứng
được nhờ nghe và thực hành Dharma (Pháp). Do vậy, vị Bồ-tát hướng tâm
tự mình tu hành trong chánh pháp, cương quyết hy sinh mọi tài sản thế gian
và mọi sự thọ hưởng và đương chịu mọi sự khổ cực. (Mtu I. 91-95, vị Bồ-
tát sẵn sàng hy sinh tất cả, cho đến sinh mạng, để nghe một câu kệ). Nay
Ngài thấy ngữ nghiệp và thân nghiệp thanh tịnh chưa đủ, và cần phải thực
hành các Dharmas (pháp) và Anudharmas (Tùy pháp). Với mục đích ấy, vị
Bồ-tát tu hành các dhyànas (Thiền định, thiền-na), bốn Brahmavihàras (Vô
lượng tâm tức là từ, bi, hỷ, xả) và chứng các Abhijnàs (Thắng trí) tức là
rddhividha (Thần túc thông), divyasrota (Thiên nhĩ thông), paracittajnàna
(Tha tâm thông), pùrvanivàsànusmarana (Túc mạng thông), và divyacaksu
(Thiên nhãn thông).
Vị Bồ-tát thấy nhiều đức Phật, nghe thuyết pháp và vâng theo lời chỉ giáo
của chư Phật. Vị ấy biết mọi pháp là không sanh, không diệt, chỉ chịu sự
chi phối của lý nhân duyên. Các kiết sử của Kàma (dục), Rùpa (sắc), Bhava
(hữu) và Avidya (vô minh) trở thành yếu ớt, những kiết sử do tà kiến đã
được đoạn trừ. Vị này đoạn trừ tham, sân, si, và những àsayas sau này được
thanh tịnh: ksàntisauratya (nhẫn nhục thuần hậu), akhilyamàdhurya (ngọt
ngào không chướng ngại), akopya (không sân hận), aksubhita (không trạo
cử), alubhita (không tham), anunnàmàvanàma (không thích thú, không
chán nản), sarvakrtapratikrtànamniskànksà (không tham lợi tức những công
việc mình làm), asàthyamàyàvità (không lừa dối), và agahanatà (không bí
mật che dấu). Trong 4 nhiếp pháp, vị này hết sức thực hành arthacaryà (lợi
hành) và trong mười hạnh Ba-la-mật, tu hạnh nhẫn nhục Ba-la-mật, chứ
không tu các hạnh khác.