(Tăng nhất bộ kinh) giải thích khác hơn. Tập này xem rằng những ai thành
tựu Thiền thứ tư, tu hành 5 lực và 5 căn, và chứng Niết bàn trong đời này
gọi là asankhàraparinibhàyì. (II, tr.156).
4 - Sasankhàraparinibbàyì (Hữu hành bát Niết bàn) là những vị chứng Niết
bàn bằng cách diệt trừ các phiền não một cách nhiều khó khăn và nhiều nỗ
lực (Vis. M. tr. 453). Tập Kosa giải thích là những vị chứng Niết bàn không
bao giờ sao nhãng sự thực hành vì những vị này rất tinh tấn. Tập
Anguttaranikàya giải thích là những vị xem thân thể là asubha (bất tịnh), đồ
ăn là gớm ghiếc và mọi pháp hữu vi là ghê tởm. Các vị này suy tư trên tánh
vô thường của sự vật và của sự chết và khiến tâm trí được kiên trì. Các vị
này tu tập 5 lực và 5 căn (Anguttara, II, tr.156. Kosa VI, tr. 212). Các vị A
na hàm (bất lai) hạng 1 và 4 có căn, hạng 2 và 3 có độn căn, hạng 3 và 4 tu
Thiền định, còn hạng 1 và 2 thời không nói đến tu Thiền định.
5 - Uddhamsota Akanitthagàmì (Thượng lưu sắc cứu cánh thiên hành) là
những vị A la hàm chưa chứng Niết bàn khi còn ở trong Aviha (Vô phiền
thiên), tu dần lên cao cho đến khi chứng sắc cứu cánh thiên và từ đấy nhập
Niết bàn (xem Kosa - VI, 37, tr. 213 về hai hạng Thượng lưu Ùrdhvassotas:
Akanisthagà và Naivasamjnànàsamjnàyatanagà).
Như vậy chúng ta thấy A na hàm Tiểu thừa tương đương với Ðại thừa Ðịa
thứ ba.
Sự thực hành các Ðịa thứ tư, thứ năm và thứ sáu tương đương với sự tu
hành Adhipannà (Thắng tuệ) của Tiểu thừa. Trong tập Bodhisattvabhùmi,
ba Ðịa đặt trong Adhipannàvihàra (Thắng tuệ trú), lý do vì vị Bồ-tát chứng
Prajnà (Tuệ) bằng ba phương tiện khác nhau: các pháp Bồ đề phận, Tứ đế
và lý Duyên khởi. Cho nên vihàra này được chia làm ba:
1- Bodhipaksyapratisamyuktàdhiprajnàvihàra: Bồ đề phận tương ứng thắng
tuệ trú. Sự tu hành trí tuệ theo các pháp Bồ đề phận.