ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 271

- Sự thật về diệt và bất sanh (ksayànutpàda), do sự đoạn diệt hoàn toàn mọi
sự đau khổ;

- Sự thật về hiểu biết con đường (màrgajnànàvatàra= Ðạo trí nhập); và

- Sự thật về sự tập khởi Như lai trí (Tathàgatajnànasamudaya), nhờ giác ngộ
thực trí trong mọi chi tiết và nhờ theo Bồ-tát địa (bodhisattvabhù mis).

Nhờ biết sự thật, vị Bồ-tát giác ngộ được mọi pháp hữu vi là vô ngã, không
thật có, thương xót chúng sanh ngu xuẩn, phải chịu luân hồi sanh tử và khổ
đau vì không biết sự thật. Vị Bồ-tát phát nguyện hồi hướng tất cả công đức
của mình cho hạnh phúc, sự tu tập và sự giải thoát cuối cùng cho mọi loài
chúng sanh.

Trong Ðịa này, vị Bồ-tát trở thành smrtimàn, nghĩa là không bị hoang
mang; matimàn, vì có thanh tịnh trí; gatimàn, vì hiểu một bản kinh được
thuyết vị mục đích gì, hrìmàn, tự bảo trì cho mình và cho người khác;
dhrtimàn, vì thực hành các giới luật, và buddhimàn, vì tinh luyện trong việc
xác chứng cái gì thích hợp hay không thích hợp và nhiều sự việc khác nữa.
Lòng ao ước và chí nhiệt thành muốn được thêm công đức càng ngày càng
mãnh liệt hơn. Vị Bồ-tát làm mọi người hoan hỷ bằng cách thực hành 4
nhiếp pháp, hiện diện bằng sắc thân, bằng thuyết pháp về các hạnh Ba-la-
mật, về Ðại tánh của Như Lai, về các ác hạnh của thế giới, về công đức
thành tựu Phật trí và về làm các thần thông. Muốn tuyên dương Phật pháp,
vị Bồ-tát cũng học các thế pháp như toán học, y học, thi văn, kịch nghệ, kỹ
thuật làm sắt, thiên văn học v.v...

Vị Bồ-tát diện kiến các đức Phật, nghe các Ngài thuyết pháp, từ bỏ thế tục
và trở thành một vị Dharmabhànaka (thuyết pháp). Trong 10 Ba-la-mật vị
Bồ-tát ưa nhất Thiền Ba-la-mật.

Abhimukhì (Hiện tiền địa) hay
Pratiyasamutpàdapratisamyuktàdhiprajnàvihàra (Duyên khởi tương ưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.