ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 32

biện thuyết về đức Phật, các vị Ðại chúng bộ không được xem là có đóng
góp thêm gì cho sự lớn mạnh của Ðại thừa. Rất có thể tập Prajnàpàramita
(Bát nhã Ba-la-mật), theo truyền thuyết Tây Tạng, thuộc phái Pùrvasaila,
đã cống hiến nhiều cho triết lý Ðại thừa, nhưng chúng ta không biết gì đến
tập Prajnàpàramita ấy. Từ bản tường trình của Vasumitra về giáo lý Ðại
chúng bộ và từ những cuộc thảo luận ghi chép trong tập Kathàvatthu về
giáo lý của Ðại chúng bộ, chúng ta không thấy có đặc tính Ðại thừa gì cả.
Như Ðại chúng bộ nói về:

1) Năm hay sáu ViJnànakàya (Thức thân), khác với Thượng tọa bộ và Nhất
thế hữu bộ về công năng của các căn.

2) Bốn hay tám Tiểu thừa Thánh đạo và Thánh quả, tập kathàvatthu có
thêm:Ðại chúng bộ cho rằng các vị A-la-hán vẫn còn Avijjà-Vicikicchà (Vô
minh nghi) vì các vị này không biết được những vấn đề thuộc về Phật giới
(Buddhavisaya).

3) Sự cần thiết sử dụng (Prayoga) Trí tuệ (Prajnà) để trừ khổ và hưởng lạc,
một trong những giáo lý quan trọng của các học phái Tiểu thừa (70).

4) Samyagdrsti (Chánh kiến), Sraddhendriya (Tín căn) (71) không thuộc
thế tục (Laukika), tập Kathàvatthu thêm rằng các vị Ðại chúng bộ cho rằng
già và chết không thuộc thế tục Laukika và xuất thế (Lokiya), vì chúng
thuộc Aparinipphanna (Vô vi) và sự già và chết của các pháp thế xuất cũng
thuộc xuất thế (72).

5) Samyaktva-niyàma (73) hướng đến chánh kiến và sự diệt trừ các kiết sử
(Samyojana).

6) Ðức Phật giảng pháp theo nghĩa Nìtàrtha (74).

7) Các pháp Asamskrta (Vô vi) có đến 9 pháp, không phải ba như của Nhất
thế hữu bộ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.