ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 33

8) Các Upaklesa (Phiền não), Anusaya (Tùy miên) và Paryavasthàna.

9) Không có các pháp quá khứ và vị lại, trái với lý thuyết của Nhất thế hữu
bộ.

10) Không có Antaràbhàva (Trung ấm thân), chống với lý thuyết Nhất thế
hữu bộ và Sammitìyas.

Theo những điểm kể trên và một vài điểm trong tác phẩm của Vasumitra và
tập Kathàvatthu, chúng ta không tìm thấy những đặc tính Ðại thừa gì. Cũng
trong tập Màhvastu, những đoạn giải thích về Tứ đế, lý Duyên khởi và lý
Vô thường, khổ và vô ngã không vượt khỏi giới vực Tiểu thừa. Những dấu
vết Ðại thừa trong giáo lý Ðại chúng bộ như sau:

(I) Các giả thuyết về các đức Phật xem các đức Phật là xuất thế (lokottara),
không có Sàsravadharma (hữu lậu pháp), đầy đủ sắc thân (Rùpakàya) (75),
Prabhàva (năng lực) và Àyu (tuổi thọ) vô biên, có thể sống không cần ngủ
hay nằm mộng, luôn luôn trong tình trạng thiền định, không giảng bằng
danh từ hay bằng lời, đầy đủ Ksanikacitta (Sát-na tâm = hiểu tất cả pháp
trong một Sát-na) v.v...

(II) Quan niệm về Bồ-tát nghĩa là các vị Bồ-tát không sinh và không lớn
trong mẫu thai như người thường. Vào mẫu thai với tâm thần sáng suốt
không bao giờ chứa chấp những tư tưởng, cảm giác về dục lạc, hận thù hay
làm hại, và chịu thọ sanh vào hạ giới vì lợi ích cho chúng sanh.

Những giả thuyết về đức Phật như vậy nhiều hay ít cũng tương xứng với
quan điểm đại chúng bộ về đời sống của đức Thích Ca Mâu Ni. Các vị Ðại
chúng bộ không công nhận tất cả chúng sanh sẽ thành Bồ-tát và cuối cùng
sẽ thành Phật. Quan niệm về bốn Càryà (hạnh) và 10 Bhùmi (Ðịa) của phái
Xuất thế bộ có hơi thiên về Ðại thừa. Chất liệu Ðại thừa hình như không có
bao nhiêu trong giáo lý của Ðại chúng bộ. Như vậy, Ðại chúng bộ hoàn
toàn thuộc Tiểu thừa, trừ quan điểm về đức Phật có hơi sai khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.