ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 35

quần chúng cư sĩ tán thành và xem là nguồn gốc gặt hái nhiều công đức.
Kết quả là có nhiều thạch tích điêu khắc được chạm trổ và chỉ có một số
được gìn giữ ở Sanchi và Bharaut. Công đức phổ thông hóa đạo Phật bằng
Jàtaka và Avadàna trước hết là do Nhất thế hữu bộ, sau mới đến Thượng
tọa bộ.

- Sự phân loại chín bộ kinh (Navàngas) được tăng thêm thành 12 bộ kinh
Dvàdasànga, cộng thêm Nidàna, Avadàna và Upadesa. Dù cho các tập
Jàtàkas thành một bộ trong chín bộ kinh, chúng không thành một nền văn
học riêng, nhưng được nhập trong các bài kinh được xem là do đức Phật và
các đệ tử của Ngài thuyết giảng.

- Ðời sống đức Phật bắt đầu không phải từ khi Siddhartha xuất gia mà từ lời
phát nhuyện (pranidhàna) của Bà-la-môn Sumedha (Thiện Tuệ) và sự dự
đoán (Veyyà-Karana = thọ ký) của đức Phật Nhiên Ðăng.

- Các giáo lý căn bản vẫn tương tự như trong giai đoạn trước với một vài
thay đổi nhỏ, như là thêm Sùnya (Không) vào ba pháp ấn Vô thường, Khổ,
Vô ngã và thêm sáu Ba-la-mật vào ba mươi bảy pháp trợ đạo.

- Một vài thay đổi căn bản được thành hình trong giáo lý của các học phái
được phát triển trong giai đoạn này. Như Nhất thế hữu bộ bắt đầu lý thuyết
thực tại luận của chúng, về sự hiện hữu của quá khứ, hiện tại và vị lai v.v...
; còn Ðại chúng bộ quan niệm đức Phật như hóa thân và chấp nhận quan
niệm về Bồ-tát.

- Mục đích của đời sống vẫn là A-la-hán quả và Ðộc giác quả đối với
Thượng tọa bộ, còn Nhất thế hữu bộ thêm vào Chánh đẳng giác.

- Quan niệm Niết bàn là Sukha (Lạc), Sànta (Tịnh) không thay đổi bao
nhiêu. Nhất thế hữu bộ và Ðại chúng bộ phần lớn đồng quan điểm với
Thượng tọa bộ (76). Nhưng giáo lý thực tại luận của Nhất thế hữu bộ khiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.