ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 37

THỜI KỲ THỨ BA

(100 trước Công nguyên đến 300 sau Công nguyên): NHỮNG BƯỚC
ÐẦU CỦA ÐẠI THỪA

Trước khi xác định khoảng thời gian Ðại thừa được xuất hiện, chúng ta cần
phải nhận thức rõ những đặc tính của Ðại thừa sai khác với Tiểu thừa. Nói
một cách tổng quát, Ðại thừa được liên hệ tương quan với:

- Quan niệm Bồ-tát - Sự thực hành các hạnh Ba-la-mật - Sự phát triển Phật
tâm - Mười tầng bậc (bhùmi = địa) của sự tu hành chứng quả - Mục đích
Phật quả - Quan điểm về Trikàya (Ba thân) và - Quan điểm về Pháp không
(Dharmasùnyatà) và Dharmasamatà hay Tathatà (Chơn như).

Các nhà Ðại thừa tự xem mình rất đặc biệt vì đã cố gắng diệt trừ cả hai
phiền não chướng và sở tri chướng, nhờ chứng cả nhân không và pháp
không. Tiểu thừa chỉ chứng được nhân không, chỉ trừ diệt được phiền não
chướng. Như vậy các vị Tiểu thừa chỉ giải thoát khỏi các phiền não và bình
đẳng với các vị Ðại thừa trên phương diện này, nhưng thiếu chơn trí như
Ðại thừa quan niệm nghĩa là Pháp không, vì không diệt trừ được sở tri
chướng. Tuy vậy, các nhà Tiểu thừa không công nhận sự thấp kém về
phương diện Jnàna (Trí) vì quan niệm rằng sự diệt trừ Avidyà (Vô minh)
hay sự chứng đạt chơn trí là phương diện độc nhất để giải thoát và các vị
A-la-hán cũng chứng ngộ chơn trí này như các đức Phật. Các vị A-la-hán
được các tập Pàli nói đến là chứng được Chánh đẳng giác. Tuy vậy các vị
này cũng công nhận chư Phật vì công đức vị trí đặc biệt (gotra = giòng tộc)
chứng được một số khả năng và thần lực, kể cả toàn tri, vượt trên khả năng
các vị A-la-hán. Ðây là vị trí tương đối giữa các vị Tiểu thừa và Ðại thừa.

Nếu chúng ta tìm hiểu các giai đoạn phát triển của Tiểu thừa, chúng ta
không khỏi nhận xét môt vài đặc tính riêng biệt của Ðại thừa đã được đề
cập trong những giai đoạn cuối cùng của Tiểu thừa, nghĩa là:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.