ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 60

chúng sanh mê muội từ vô minh đến trí tuệ, từ âm u đến ánh sáng, là chính
nhờ giáo lý Tứ đế và lý Duyên khởi này.

Dù cho lý Duyên khởi bị các nhà Ðại thừa liệt vào hàng Tục đế, chúng ta sẽ
thấy giáo lý này rất được các vị này đặc biệt chú ý. Nàgàrjuna bắt đầu tác
phẩm của mình với một luận tác khá dài về lý Duyên khởi để chứng minh
rằng sự sự vật vật mà chúng ta nhận thức, toàn có giá trị tương đối, sanh và
diệt do các nhân duyên và xác nhận rằng khi một người chứng ngộ nguyên
lý này, người ấy biết được sự thật Sùnyatà (16). Các nhà Tiểu thừa và các
nhà Ðại thừa không đồng ý nhau về sự thật nhưng đồng ý rằng sự thật như
các vị ấy quan niệm, có thể giác ngộ nhờ sự hiểu biết giáo lý Duyên khởi,
và vì vậy các tác phẩm đạo Phật, Tiểu thừa hay Ðại thừa (17) đều đồng ý
rằng:

Yah pratìtyasamutpàdam pasyati so dharmam pasyati, yo dharmam pasyati
so buddham pasyati.

(Ai thấy lý Duyên khởi, người ấy thấy Pháp. Ai thấy Pháp, người ấy thấy
Phật).

Ðịnh lý Duyên khởi quá hấp dẫn đối với Phật tử, tất cả thời và tất cả chỗ,
đến nỗi không những Tam Tạng kinh điển của Tiểu thừa và Ðại thừa mà cả
đến những bia ký cũng ghi chép:

"Yo dharmà hetuprabhavà hetum tesam Tathàgàtam hyavadat. Tesàm ca yo
nirodha evam vàdimahàsramanah".

(Ðức Như Lai giải thích nguyên nhân của sự vật, sự vật phát sanh từ một
nguyên nhân. Ngài cũng giải thích sự diệt trừ của chúng. Ðó là lời dạy của
vị Ðại sa môn.)

Như vậy chứng tỏ có sự đồng ý hoàn toàn qua các học phái về vấn đề đức
Phật giảng lý Tứ đế và lý Duyên khởi. Nhưng chúng ta phải công nhận rằng
tuy lý Tứ đế, lý Duyên khởi và Vô vi Niết bàn đều được tất cả các học phái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.