ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 63

Ðối với Ngài, bậc Ðại trí, đã thấy được Pháp thân toàn diện, chỉ có một
Thừa mà thôi, không có ba Thừa).

Nhưng vì mục đích công khai của tập Saddharmapundarìkà là để nêu rõ
Thanh văn thừa chỉ là một phương tiện (upàya) của bậc Ðạo sư bày ra để
hướng thượng tín đồ, tập này nhắc đi nhắc lại chủ đề:

Ekam eva yànam àrabhya sattvànam dharmam desitavanto yad idam
Buddhàyanam sarvajnatàparyavasànam v.v... (22)

(Chỉ vì một Thừa mà dharma được giảng dạy. Ðó là Phật thừa đưa đến toàn
giác v.v).

Mục đích của những câu kệ này là để nêu rõ rằng sự thật và con đường
chân chính chỉ là một, và phương pháp các đức Phật và các vị Bồ-tát thực
hành cuối cùng sẽ được các vị Thanh văn và Ðộc giác tuân theo. Như vậy,
thật sự không phải có ba thừa được gọi là Thanh văn, Ðộc giác và Phật
thừa, mà chỉ có một thừa mà thôi và đó tức là Phật thừa hay Ðại thừa.

Những điểm tương đồng giữa hai thừa được các tác phẩm Ðại thừa đề cập
đến

Một số tác phẩm Ðại thừa cố gắng chứng minh sự phát sanh đồng thời và
sự đồng nhất căn bản giữa Tiểu thừa và Ðại thừa bằng cách nêu rõ những
điểm tương đồng giữa hai thừa. Tập Madhyamakàvatàra (Tây Tạng) dựa
theo lời tuyên bố của Ngài Nàgarjuna trong tập Madhyamika - sùtra về
quan điểm Sùnyatà của Tiểu thừa và Ðại thừa ghi nhận rằng: "Chỉ là một
Sùnyatà, dù có nghĩa diệt tận hay bất sanh" và xem sự kiện này như là một
bằng chứng về sự phát sanh đồng thời của Tiểu thừa và Ðai thừa (23). Tập
Sùtràlankàra (24) cũng cố gắng chứng minh rằng chỉ có một thừa, không
hai hay ba và Tiểu thừa không hoàn toàn sai khác Ðại thừa, mục đích để
nêu rõ chỉ có nhất thừa, chính là Ðại thừa, hai thừa khác tùy thuộc vào thừa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.