ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 65

6) Ðức Phật nhập Niết bàn theo Thanh văn thừa. Ðây đề cập đến Ðại Niết
bàn của đức Phật như quan niệm của các nhà Tiểu thừa. Các nhà Ðại thừa
thường giải thích rằng đây là sự nhập Niết bàn hóa thân của đức Phật thật,
nhưng tác phẩm này lại xem đó như là một điểm liên lạc giữa Ðại thừa và
Tiểu thừa.

7) Tính chất tối thượng của Ðại thừa (paryantàt) nghĩa là không có gì vượt
xa hơn Ðại thừa, vì vậy Ðại thừa là nhất thừa, Thanh văn thừa chỉ là con
đường đưa đến Ðại thừa.

Những lý lẽ trên của Asanga (Vô trước) để chứng minh những điểm tương
đồng giữa Ðại thừa và Tiểu thừa có vẻ gượng ép. Ý kiến của Ngài rất rõ
ràng, Ngài muốn nói chỉ có nhất thừa thôi và xứng đáng gọi thừa đó là Ðại
thừa và các nhà Thanh văn theo Thanh văn thừa để tiến đến Ðại thừa và
thành Phật trong tương lai. Vị sứ giải giải thích điểm này với một đoạn
trích trong kinh Srìmàlàsùtra, theo đoạn này, một Thanh văn trở thành một
Ðộc giác và cuối cùng sẽ thành Phật (28).

Tập Lankàvatàra (Lăng già 29) nhấn mạnh hơn nữa quan điểm mọi thừa là
một và giống nhau. Tuy vậy, quan điểm của tập này hoàn toàn khác hẳn, vì
tất vả sự nhận xét đều dựa trên lập luận Yogàcàra là vạn hữu đều là duy
thức. Tập này muốn xác chứng rằng mọi thừa chung quy là một và sở dĩ
được xem là sai khác chỉ vì chúng thích hợp với từng hạng người, tùy thuộc
với mức độ tiến bộ của mình trong sự tiến bộ về đạo đức hay trí tuệ. Tập
này chép:

Triyànam ekàyanam ca àynam va dàmyaham, Bàlànam mandabuddìnàm
àryànam ca viviktatàm Dvàram hi paramàrthasya vijnaptidvayavarji tam
Yànatrayavyavasthànam niràbhàse sthite kuàth.

(Vì sự sai biệt giữa người ngu, người đần và người trí nên ta nói đến ba
thừa, một thừa hay vô thừa như là cửa ngõ để vào Chân đế. Chân đế không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.