ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 64

này. Tập này nêu rõ có nhiều vấn đề tương đồng giữa Tiểu thừa và Ðại thừa
như một vài vấn đề nêu sau:

1) Ðồng một Dharmadhàtu (Pháp giới), nghĩa là các nhà Thanh văn và Bồ-
tát đồng phát sanh từ một pháp giới giống nhau (Dharmadhàtu).(25).

2) Ðồng nhất về Nairàtmya (Vô ngã). Các nhà Thanh văn xác định không
có tự ngã (Atmabhàva). Sự sai khác giữa các nhà Thanh văn và Bồ-tát là
các nhà Thanh văn chỉ áp dụng về Nhân không (pudgalasùnyata) mà thôi,
còn các vị Bồ-tát hiểu cả Nhân không và Pháp không (dharmasùnayatà).

3) Ðồng nhất về Vimukti (giải thoát). Cả hai Thanh văn và Bồ-tát, đều tìm
đến sự giải thoát các phiền não chướng (klesa vimukti), các vị Bồ-tát còn đi
xa hơn và tiến đến sự giải thoát các sở tri chướng (Jneyàvaranavimukti).

4) Dù cho có sự sai biệt về Gotra (Chủng tánh), có nhiều vị thuộc về
Aniyatagotra (Bất định tánh) và trở thành Ðại thừa. Hạng bất định tánh
gồm có hai loại, hạng hướng về Thanh văn và hạng hướng về Bồ-tát. Hạng
trên có thể bị Ðại thừa hấp dẫn, còn hạng sau thì không cho phép rời khỏi
Ðại thừa (Samdhàranàya) (26).

5) Dù cho các đức Phật và hàng Thanh văn có hai Asaya (xu hướng) khác
nhau, nhưng vẫn có điểm liên hệ. Một mặt các đức Phật xem mình đồng
nhất vơí tất cả chúng sanh, còn một mặt khác những hàng thuộc Thanh văn
tánh, trước khi nghiêng hẳn về Thanh văn thừa, sẽ làm các thiện sự để
chứng được Bồ đề và cùng ôm ấp nguyện vọng (àsaya) để trở thành Phật
(27). Không có sự sai khác giữa các đức Phật và các vị Thanh văn về vấn
đề giải thoát sanh tử. Do vậy, sau khi được giải thoát, các vị Thanh văn phát
ước nguyện (àsaya), nhờ sự nâng đỡ và che chở của chư Phật, trở thành
những đức Phật, và cuối cùng hai vị ước nguyện trở thành giống nhau và do
vậy chỉ có nhất thừa mà thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.