ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 84

nữa, cũng phải được tán thán bởi tâm nguyện Paràrtha, nghĩa là hy sinh tự
lợi để phục vụ lợi tha hay đặt phần tự lợi (78) dưới phần lợi tha. Tập
Sùtràlankàra (79) dùng một ví dụ rất quen thuộc để chứng minh mục đích
cao đẹp của Ðại thừa.

Yàtha punyam prasavate paresàm bhojanam dadat. Na tu svayam sa
bhunjànas tathà punyamathodayah

(Như công đức tôn giáo được tác thành nhờ cho kẻ khác đồ ăn chớ không
phải nhờ ăn đồ ăn ấy, cũng vậy các nhà Ðại thừa hưởng nhiều công đức hơn
nhờ giúp ngư?i khác chứng Niết bàn, chớ không phải chỉ lo Niết bàn cho
chính mình như các nhà Tiểu thừa).

Lý tưởng này của Ðại thừa được tập Bhàgavata (80) đề cập đến khi
Prahlàda nói rằng:

Pràyena devamunayah svavimuktikàmà Maunam caranti vijane na
paràrthanisthàt, Naitàn vihàya krpanàn vimumuksa eko Nànyam tvadasya
saranam bhramato nupasye.

(Bạch Thế Tôn, nhiều khi các vị ẩn sĩ muốn lo tự giác, theo hạnh im lặng
trong rừng sâu, không dấn thân lo đến lợi tha. Tôi không muốn chỉ lo phần
tự giác mà bỏ quên những người khác. Tôi không tìm thấy cho tự ngã khắc
khoải của tôi một chỗ quy y nào khác nơi Ngài).

Lý tưởng của các nhàÐại thừa chắc chắn rất cao thượng và có sức hấp dẫn
mọi người rất mạnh mẽ, nhưng con đường thực hành để được giải thoát
phải trải qua vô lượng vô số kiếp, con đường ấy không thể hấp dẫn tất cả
mọi người.

Các nhà Tiểu thừa không phủ nhận sự phát nguyện thành Phật thật rất cao
thượng, nhưng các vị này nghĩ rằng đối với những người có công đức và
khả năng kém xa các vị Bồ-tát thời khuyên họ cố gắng tinh tấn để thành
Phật thật là vô ích và không thiết thực. Lời buộc tội các vị Thanh văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.