ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 85

không có những hành động lợi tha thật không chính xác. Câu kệ trong kinh
Dhammapada (Pháp cú) (81):

Dhammadànam sabbadànam jinàti

(Bố thí pháp thắng hơn tất cả loại bố thí),

và lời dạy trong tập Dìgha Nikàya và trong Vinaya: (82)

"Caratha, bhikkahve, càrikam bahujanahitàya bahujanasukhàya
lokànukampàya atthàya hitàya sukhàya devamanussànam"

(Hãy đi, này các Tỷ kheo, và truyền thuyết chánh pháp, vì lợi ích cho số
đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì
hạnh phúc cho chư thiên và loài người).

Hai câu trên nêu rõ ràng các nhà Tiểu thừa không phải ích kỷ như các nhà
văn Ðại thừa miêu tả. Ðiều mà các nhà Ðại thừa xem các vị Tiểu thừa là ích
kỷ là vì các nhà Tiểu thừa trước khi nghĩ mình có khả năng giải thoát cho
các người khác, chỉ sống trong phòng tu của mình mà lo phần tự độ. Chỉ
sau khi chứng được chánh tri kiến, các vị này mới tự xem là đủ khả năng để
giúp đỡ người khác chứng được trí tuệ tương tự. Nhưng trong khi các vị
này đang còn trong thời tu tập, nghĩa là trước khi chứng quả A-la-hán, các
vị này cũng đến thăm các nhà cư sĩ và giảng cho chúng những nguyên tắc
cơ bản của đạo Phật; và những vị trưởng thượng cũng thâu nhận và dạy cho
đệ tử tu tập những nguyên tắc cao siêu hơn về tôn giáo. Ðời sống của các
Ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Chiên Diên, Ðại Ca Diếp và các vị
khác đã nêu rõ hành động vị tha (paràrthava) sau khi những vị này chứng
quả A-la-hán. Trong kinh Lohicca có nói rằng chánh pháp cần phải được
truyền bá, nếu không thì như vị vua tự thọ hưởng bao nhiêu bổng lộc của
quốc gia riêng cho mình (83).

Kinh Sùtràlankàra không bỏ lỡ cơ hội này để chứng minh sự ích kỷ của các
nhà Tiểu thừa. Tập này nói rằng các hàng Thanh văn (Sràvaka) không dạy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.