ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 87

Ðại thừa đạt mục đích trên bằng những hoạt động thế tục, nhưng tâm trí
luôn luôn không tham đắm thế sự.

Kàla (thời gian)

Vì các nhà Tiểu thừa không cần đến upastambha và vì àsaya của những vị
này chỉ là giải thoát chứ không phải là thần lực đặc biệt của một đức Phật,
nên thời gian (kàla) đòi hỏi bởi một nhà Tiểu thừa để đạt mục đích tương
đối ngắn hơn thời gian của một vị Bồ-tát (88). Tập Sùtràlankàra gợi ý rằng
một nhà Tiểu thừa có thể đạt được mục đích trong ba đời. Ðây nói đến sự
tin tưởng của Tiểu thừa cho rằng trải qua bảy đời, có thể đạt được mục tiêu,
năm trong bảy đời này phải trải qua trong thánh quảDự lưu (Srotàpanna)
(89). Tập Sùtràlankàra trong khi tính đến số tái sinh để ra ngoài bốn lần tái
sinh dự bị cho giai đoạn Dự lưu cuối cùng. Cách tính này đôi khi cũng
được một số Tiểu thừa chấp nhận (90).

Sự sai khác giữa Pratyekabuddha (Ðộc giác) với Sràvaka (Thanh văn) và
Samyaksambuddha (Chánh đẳng giác)

Dẫu cho các nhà Pratyekabuddha luôn luôn được phân loại với các nhà
Thanh văn là Hìnàdhimukta (hạ liệt), các vị này được xem là trung phẩm
(91). Các nhà Ðại thừa là thượng phẩm, Uttama hay Srestha. Tập Pundarika
nêu rõ địa vị tương đối của những vị này như sau: "Các vị Thanh văn là
những vị nghe theo lời dạy của các người khác (paraghosàsravànugama), tự
cố gắng để hiểu bốn sự thật và chứng Niết bàn cho mình. Các vị Ðộc giác
là những vị muốn tự kiềm chế, muốn được an tịnh và trí tuệ nhưng không
được sự giúp đỡ của một vị tôn sư (anàcàryakam) và tự tìm Niết bàn cho
mình sau khi hiểu hetu (nhân) và pratyaya (duyên) nghĩa là lý nhân duyên.
Các vị Ðại thừa là những vị cố gắng đạt được Phật trí mà không cần đến
một vị tôn sư, tìm kiếm Phật lực để cứu tất cả chúng sanh, được giải thoát
an vui (92).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.