ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 88

Tập Dasabhùmikasùtra đi sâu vào chi tiết hơn và phân biệt ba hạng trên
như sau: "Các vị Thanh văn là những vị đã thành tựu viên mãn
(paribhàvyamàna) mười thiện hạnh (Kusalakarmapatha) nhờ trí tuệ của
mình (prajnà), có một cìtta (tâm) chỉ có thể hiểu được một phần sự thật, rất
sợ hãi phải sinh trưởng trong ba giới (dhàtu), tùy thuộc sự giáo huấn của
người khác và không thể có lòng đại bi (Mahàkarunà). Các vị Ðộc giác là
những vị thanh tịnh hơn, thể nhập sự thật không cần sự giúp đỡ của người
khác, có thể hiểu triệt để lý nhân duyên, nhưng các vị này cũng không có
lòng đại bi. Các vị Ðại thừa hay Bồ-tát là những vị thanh tịnh hơn nữa, đã
thuần thục phương tiện thiện xảo (Upàyakausalya), phát đại nguyện
(mahàpranidhàna), diệt trừ mọi phiền não, dùng Buddhajnàna (Phật trí) làm
àlambana (y chỉ), tự mình hoàn thiện trong các bhùmi (địa) và các hạnh
Pàramita (Ba-la-mật), đã chứng được tất cả 10 bala (Thập lực) và mọi
quyền lực thuộc Phật quả, và tâm Ðại bi được phát huy triệt để (93)".

Tập Madhyamakàvatàra và các tác phẩm Ðại thừa khác cũng phân biệt giữa
Thanh văn, Ðộc giác và Bồ-tát với những đặc điểm như trên (94). Theo
giáo sư Vallée Poussin, sự sai khác về vấn đề hiểu biết lý nhân duyên giữa
Thanh văn và Ðộc giác có tính cách lý thuyết hơn là thực sự vì vấn đề này
thuộc một phần của sự thật thứ hai (Tập đế). Tập Abhidharmakosavyàkhyà
(Câu xá luận thích) giới thiệu sự sai khác một cách mới mẻ hơn. Giáo sư
Poussin tóm tắt như sau: "Vị A-la-hán, sau khi diệt trừ lòng vị ngã khỏi
những tâm sở tác thành bản ngã vị kỷ của mình, bắt đầu chú tâm đến công
việc của các người khác, sự chú tâm này phát sinh từ lòng từ bi và diệt tận
mọi khổ đau, người bậc trung (madhya), nghĩa là các vị Ðộc giác, chỉ mong
sự giải thoát, nghĩa là tận diệt mọi khổ đau, không phải hạnh phúc trong đời
sống luân hồi hiện tại, vì sự hạnh phúc tạm bợ này là cội gốc của đau khổ.
Vị thượng phẩm (Sretha), nghĩa là vị Bồ-tát muốn đem hạnh phúc tạm bợ
(àbhyudayika) cho người khác và cả sự diệt tận đau khổ nghĩa là hạnh phúc
tối thượng (nihsreyasa-svabhàva); hay vị này mong cầu người khác được
hạnh phúc tối thượng và hạnh phúc tạm bợ (sukham àbhyudayika-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.