ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 94

người con trai của một vị vua với bà hoàng hậu hay với một thị tỳ nào cũng
được xem là hoàng tử. Cũng vậy các nhà Tiểu thừa có thể là kết quả cùng
một pháp giới (117) như các nhà Ðại thừa nhưng không có thể được xem là
trưởng tử của đức Phật, giống như con trai của hoàng hậu với một người
nghèo không được xem là hoàng tử.

Tập Prajnàpàramità cũng lặp lại vấn đề này và nói rằng trí tuệ của một vị đã
hoàn thành Bát nhã Ba-la-mật không thể so sánh với trí tuệ của một nhà
Thanh văn đệ nhất. Tập Lalitavistara (118), tập Kàsyapa parivarta (119) và
các tập khác đều nhấn mạnh về điểm một vị Bồ-tát phải phát triển Asprhà
(không ham muốn) đối với Tiểu thừa. Tập Bodhicaryàvatàra (120) nghĩ
rằng: tất cả công đức của các vị Thanh văn không có thể sánh bằng những
công đức của một vị Bồ-tát đã phát Phật tâm. Còn tập Siksàsamuccaya
(121) xem là một mùlàpatti (tội căn bản) nếu một vị Bồ-tát hoặc giao thiệp
với một vị Thanh văn, vì như vậy sẽ làm trí tuệ của vị này trở thành muội
lược, hay giảng Ðại thừa cho một người mà căn bản thiện pháp
(kusalamùla) không đủ để vị này có thể theo được giáo lý Ðại thừa (123) và
vị Bồ-tát này sẽ phạm một trọng tội nếu phát tâm hướng đến Thanh văn địa
hay Ðộc giác địa (123). Tập Gandvyùha (124) kể một danh sách rất dài
những khuyết điểm của một vị Thanh văn so sánh với một vị Bồ-tát và nêu
rõ rằng các nhà Thanh văn không hiểu rõ được những hành động của đức
Phật ở tại Jetavana (Kỳ viên). Những nguyên nhân đề cập đến là vì trí tuệ
của một đức Phật vượt ngoài tầm hiểu biết của các nhà Thanh văn.
Jnanacaksu (tuệ nhãn) của những vị này yếu ớt không thể thấy được những
hành động của đức Phật. Tập Prajnàpàramità (125) và tập Siksàsamuccaya
(126) xem các nhà Thanh văn như là ác hữu khác với thiện hữu của những
vị Bồ-tát vì các nhà Thanh văn khuyên các vị Bồ-tát nên bỏ con đường Ðại
thừa, một con đường giải thoát rất khổ cực và không tưởng, đòi hỏi một
thời gian quá dài và khuyên theo con đường giải thoát Tiểu thừa là một một
con đường thiết thực tốt đẹp hơn và đòi hỏi một thời gian ngắn hơn nhiều.
Tập Pundarika (Pháp hoa) (127) gọi các nhà Tiểu thừa là Abhimànika (tự
phụ) vì các vị này không tin các lời tuyên bố của tập này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.