ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 95

Dù cho có sự cố gắng để chỉ trích Tiểu thừa trong hầu hết các tác phẩm Ðại
thừa, các tập này không thể phủ nhận công trình của các nhà Tiểu thừa trên
con đường tu hành, nhất là sự tiến triển đạo đức. Theo tập Pundarika (128)
trong một Buddhaksetra (Phật sát) có vô lượng vô số Thanh văn và những
vị này rất tinh tấn và giống như những hòn ngọc không tì vết trong sự hộ trì
giới luật. Sự khinh miệt dharma của các nhà Thanh văn và các nhà Ðộc
giác được xem như là một tội căn bản (mùlàpatti) đối với một vị Bồ-tát
(129). Tập Siksàsamuccaya (130) và tập Bodhicaryàvatara (131) khuyên
các vị Bồ-tát phải kính trọng Thanh văn thừa và Ðại thừa ngang nhau.

Tập Bodhisattvabhùmi (132) xem là một tội phạm nếu một vị Bồ-tát nghĩ
rằng vị này không nên nghe, không nên học, không nên thực hành những
pháp liên hệ đến Thanh văn thừa. Chúng ta thường thấy những vị Bồ-tát
đến các vị Thanh văn (133) để nghe thuyết pháp. Và điều rất kỳ dị là
Subhùti (Tu Bồ Ðề) lãnh trách nhiệm thuyết giảng triết lý Sùnyatà (chân
không) trong những tập Prajnàpà ramità. Như vậy rõ ràng rằng trong những
giai đoạn đầu tiên của Ðại thừa, các nhà Thanh văn rất được kính trọng.
Ðiểm này cũng rất rõ ràng trong công thức đảnh lễ mở đầu cho những tác
phẩm Ðại thừa đầu tiên. Công thức này nói đến đảnh lễ chư Phật, chư Bồ-
tát và các vị Thanh văn nữa. Trong một vài tác phẩm Ðại thừa về sau, công
thức này được rút ngắn đi. Các tập Satasàhasrikà, Saddharmapundarika và
Lalitavistara có công thức như sau: "Namah sarvatathàgata-
pratyekabuddhàryasràvakebhyo v.v...." Công thức này được rút ngắn trong
tập Siksàsamuccaya, Sùtràlankàra và tập Mahàvyutpatti như sau: "Namah
sarvabuddhabodhisattvebhyah".

Như vậy các tác phẩm Ðại thừa đều công nhận sự tiến bộ của các nhà
Thanh văn trên con đường tu hành và đời sống đạo đức của những vị này
cũng được tán thán. Chỉ có lý tưởng của vị Thanh văn và quan niệm kém
siêu hình của những vị này đối với sự vật không được các nhà Ðại thừa tán
đồng và do vậy những qui luật đao đức và quan điểm triết lý của những vị
này được các nhà Ðại thừa xem là thiếu sót và nông cạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.