cả. Về phía tây lại gặp hai chỗ đá lớn dựng đứng, người làm cũng phải chịu
bó tay.
Ngày 21 tháng 6 lại có sét đánh như trước, chỉ trong một lúc đá lớn đều bị
tan vụn cả. Kênh bèn đào xong, vì thế gọi là kênh Thiên Uy
210
.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Việc Cao Biền đào kênh sao mà kỳ dị thế? Đó là
việc làm hợp lẽ
211
, cho nên được trời giúp. Trời là lẽ phải. Đất có chỗ
hiểm, chỗ bằng, đó là lẽ thường. Sức người có thể vượt hiểm được, đó cũng
là lẽ thường. Nếu hiểm mà không vượt được thì trời phải nhờ đến tay người
làm gì? Vua Vũ trị thủy, nếu không hợp lẽ thì trời do đâu mà tác thành
được? Đất do đâu mà bằng phẳng được? Công hiệu đến mức rùa sông Lạc
hiện điềm lành, thế không phải là trời [16b] giúp ư ? Xem như lời của Biền
nói: "Nay khai đường biển để giúp sinh dân, nếu không theo lòng riêng thì
có gì khó". Lòng thành phát ra từ lời nói, thì lời nói ấy há chẳng là thuận ư
? Lòng tinh thành thực cảm thông đến cả vàng đá, huống nữa là trời? Việc
gì trời đã giúp sức là thuận. Kinh Dịch nói: "Giữ điều tín mà nghĩ điều
thuận, thì trời sẽ giúp cho, đều tốt cả, không có điều gì bất lợi". Thế thì việc
sét đánh đá lớn để giúp chẳng có gì là lạ cả.
Mậu Tý, [868] (Đường Hàm Thông năm thứ 9). Mùa thu, tháng 7, vua
Đường lấy Cao Biền làm Hữu kim ngô vệ đại tướng quân (có sách chép là
Kiểm hiệu thượng thư bộc xạ), đến đời Đường Hy Tông năm Ất Mùi niên
hiệu Càn Phù năm thứ 2 [875] đổi làm Tây Xuyên tiết độ sứ. Biền thấy
cháu gọi bằng ông họ là Cao Tầm trước làm tiên phong, xông pha tên đạn,
được quân lính phục theo, bèn dâng biểu tiến cử Tầm thay mình trấn giữ
đất ta. Vua Đường nghe theo. [Cả Biền và Tầm] ở trấn cộng 13 năm; Biền
[17a] từ năm Bính Tuất đến năm Giáp Ngọ niên hiệu Hàm Thông [866-
874], Tầm từ năm Ất Mùi đến năm Mậu Tuất niên hiệu Càn Phù (875-878).
Canh Tý, [880], (Đường Hy Tông Nghiễm, Quảng Minh năm thứ 1). Mùa
xuân, tháng 3, quân ở phủ Đô hộ làm loạn, Tiết độ sứ Tăng Cổn bỏ chạy
khỏi thành (Cổn thay Biền, có tiếng là người biết vỗ dân
212
, người [trong
châu] gọi là Tăng thượng thư; Cổn từng soạn sách Giao Châu ký, 1 thiên).
Các đạo quân nhà Đường đóng giữ Ung Quản thường tự ý bỏ về luôn.