nổi lên. Ở Nam triều [nước ta], 12 sứ quân phân chia quấy nhiễu, rồi Đinh
Tiên Hoàng nổi lên. Không phải là ngẫu nhiên mà do vận trời vậy.
Trở lên là kỷ nhà Ngô gồm 3 vua và Dương Tam Kha cướp ngôi, từ năm
Kỷ Hợi đến năm Đinh Mão [939-967] cộng 29 năm.
Chú thích:
158
Sửa đúng là niên hiệu Nhân Thọ năm thứ 3.
159
Việt Thường: tên huyện thời Tùy, thuộc quận Nhật Nam, vị trí vào
khoảng huyện Đức Thọ và phía nam huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ngày
nay.
160
Tỷ Cảnh: tên quận do nhà Tùy đặt năm 607, vị trí ở vào khoảng phía
nam tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Ở đây, Toàn thư chép với chữ Cảnh ____,
nhưng đúng ra là Cảnh _____ (xem Tùy thư, Lưu Phương truyện). Cảnh
còn có thể đọc theo âm cổ là Ánh (Tỷ Ánh nguyên là tên huyện thời Hán,
có nghĩa là so bóng mặt trời).
161
Nguyên bản in là Thái Tổng Quản, sửa lại theo Tân Đường thư, Khâu
Hòa truyện.
162
Nguyên văn: "chiếu phát sư nghênh chi"; có thể sai sót. Tân Đường
thư, Khâu Hòa truyện chép là: "chiêu kỳ tử Sư Lợi nghênh chi", nghĩa là:
xuống chiếu sai con [của Hòa] là Sư Lợi đi đón. Truyện Khâu Hòa trong
Cựu Đường thư và Thông Giám cùng chép tương tự ("khiển kỳ tử Sư Lợi
nghênh chi")
163
Cựu Đường thư, Khâu Hòa truyện chép "Lâm Ấp chi tây chư quốc"
(các nước phía tây Lâm Ấp).
164
Cựu Đường thư, Địa lý chí chép: "Quận Giao Chỉ thời Tùy, năm Vũ
Đức thứ 5 [nhà Đường] đổi làm Giao Châu tổng quản phủ"