ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 117

165

Tân Đường thư, Cựu Đường thư, Thông giám đều chép là Tào Huyền

Tĩnh.

166

Tân Đường thư - Bản kỷ chép là Mai Thúc Loan; Cựu Đường thư,

Dương Tư Húc truyện chép là Mai Lập Thành ---- Thông giám chép là Mai
Thúc Yên.

167

CMTB4, 21b theo Tân Đường Thư, Dương Tư Húc truyện ghi số quân

của Mai Thúc Loan là 40 vạn.

168

CMTB4, 21b theo Đường Thư; Dương Tư Húc truyện chép là Quang

Sở Khách. Hai chữ Quang _____ và Nguyên _____ dễ viết nhầm.

169

Côn Lôn: thư tịch Trung Quốc từ thế kỷ IV, nhất là từ thời Đường,

thường dùng tên Côn Lôn để chỉ một số cư dân trong vùng Nam Hải, tức
vùng Đông Nam Á ngày nay. Tuệ Lâm trong Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa
(q.61), soạn năm 817, nói rằng "Côn Lôn .... cũng gọi là Cốt Luân, là người
Di ở các đảo châu Nam Hải, rất đen .... chủng loại có nhiều". Cựu Đường
Thư, Nam Man truyện cùng chép: "Từ Lâm Ấp trở về phía nam, đều tóc
quăn, da đen, gọi chung là Côn Lôn". Như vậy Côn Lôn là một sự phiếm
chỉ, khó có thể xác định đó là cư dân một nơi nào ở Đông Nam Á hiện nay.

170

Chà Bà: phiên âm tên đảo Java.

171

Theo Nguyên Hòa quận huyện chí (q.38), năm này (767) Trương Bá

Nghi cho đắp La Thành ở vị trí mới, cách sông Tô Lịch khoảng 200 thước.

172

Cương mục TB4 chép người tiết phụ này họ Kim, hẳn là đã dựa vào

Tân Đường thư q.205 Liệt nữ truyện (Kim tiết phụ). Toàn thư đã chép
nhầm chữ Kim ra chữ Toàn.

173

Xá: 30 dặm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.