sẽ có điển lễ ưu đãi và sẽ trao cờ tiết cho khanh. Nay có hai đường, khanh
nên chọn một". Vua đều không nghe.
Trở nên là triều Đinh, hai vua, bắt đầu từ năm Mậu Thìn, chấm dứt vào
năm Canh Thìn [968- 980] tất cả 13 năm.
Chú thích:
247
Đại Hoàng: tên châu, nay là đất huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
248
Nguyên văn: "Đàm Gia Nương Loan". Loan là chỗ sông uốn vòng. Các
bản in khác đều bỏ chữ "Nương", chỉ chép Đàm Gia Loan. Nay ở Điền Xá,
huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
249
Ở đoạn trước, NK5 chép là Nguyễn Hữu Công.
250
Tên địa phương cát cứ của các sứ quân, xem chú thích (7), tr. 209.
251
Động Hoa Lư: Cương mục: ở về sơn phận hai xã Uy Viễn và Uy Tế
tỉnh Ninh Bình cũ; nơi đây bốn mặt đều có núi đá dựng đứng như bức vách,
trong có một chỗ hơi bằng phẳng rộng rãi, người địa phương gọi là động
Hoa Lư (CMTB5, 24b). Nay thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Hà Nam Ninh.
252
Lưu Xưởng: vua cuối cùng của Nam Hán (958-970), đầu hàng tướng
nhà Tống là Phan Mỹ.
253
Đô hộ phủ sĩ sư: chức quan coi việc hình án ở phủ đô hộ, tức là trong
cả nước (nhà Đinh dùng tên phủ đô hộ thời thuộc Đường).
254
Tướng chỉ huy 10 đạo quân, tức quân đội cả nước.
255
Tăng thống: chức quan phong cho vị sư được triều đình coi là người
đứng đầu Phật giáo.
256
Tăng lục: chức quan trông coi Phật giáo dưới chức Tăng thống.
257
Sùng chân uy nghi: chức quan trông coi về đạo giáo.
258
Chỉ việc nhà Tống đã diệt Hán, lấy được miền Nam Trung Quốc.
259
Nguyên văn: "Trù chi tỉnh phú". Theo Tống sử, Thực Hoá chí thì "tỉnh
phú" ( chữ tỉnh trong từ tỉnh điên) là chế độ quy định các điạ phương đóng
góp 1/5 binh mã cho chính quyền trung ương.
260
Bình đính: phẳng đầu.
261
Theo Cương mục: Trịnh Tú người châu Đại Hoàng (CMTB1,6b).
262
Cương mục chú: Đỗ Thích người xã Đại Đê, huyện Thiên Bản, nay là
huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Ninh (CMTB1,8b).