263
Ở đây Toàn thư chép là hoành nhi mm mm, tức một loại nô tỳ, còn Đại
Việt sử lược (q.1, 17b) lại chép là hoành tử mm mm nghĩa là chết phi lý,
chết oan uổng.
264
Kế đô: là tên Trung Quốc phiên âm tên ngôi sao Kethu trong lịch cổ
Ấn Độ. Thiên văn cổ Ấn Độ cho rằng hệ mặt trời có 9 sao (Trung Quốc
dịch là Cửu diệu), ngoài mặt trời, mặt trăng và 5 sao Thủy (Bhuda), Kim
(Sukra), Hỏa (Angaraka), Mộc (Brhaspati), Thổ (Sanaiscara hay Sani), còn
có 2 sao nửa là Kethu và Rahu (Trung Quốc phiên âm là La hầu), hai sao
này thường che mặt trời, mặt trăng, làm thành nhật thực và nguyệt thực.
Ngày nay ta biết không phải như vậy và không có hai ngôi sao đó. Lịch
pháp cổ Ấn Độ (người Trung Quốc gọi là Phạn lịch đã truyền vào Trung
Quốc cùng với Phật Giáo). Trong kinh Phật (chẳng hạn Đại Nhật kinh),
thường gặp tên sao Kế đô này. Một số học giả thời Tống cũng đã bàn về
sao này (xem Mộng khe bút đàm của Thâm Quát, chương tượng số). Người
làm bài sấm trên - nhiều khả năng là nhà sư - đưa thêm tên ngôi sao này
vào cho thêm phần bí hiểm, đồng thời chữ đô, có thể ám chỉ việc đóng đô,
hay làm vua, của nhà Lý.
265
Bài thơ sấm này hẳn là do người đời sau làm ra, vì trong đó không
những đã biết việc Đỗ Thích giết hai cha con vua Đinh, Lê Hoàn lên ngôi,
mà còn nói trước việc nhà Lý làm vua (gộp 3 chữ thập, bát, tự thành chữ
Lý).
266
Trường Yên: Ở đây là tên xã, chứ không phải tên phủ. Xã Trường Yên,
gồm Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ, là vùng thành Hoa Lư. Lăng
vua Đinh ở trên núi Mã Yên (núi Yên Ngựa) thuộc xã Trường Yên tỉnh
Ninh Bình.
267
Chu Công: tức Cơ Đán, em Vũ Vương, nhà Chu (Trung Quốc), có
tiếng là người hiền. Thành Vương nối ngôi còn nhỏ tuổi, Chu Công làm
nhiếp chính, từng bị lời dèm pha nói rằng Chu Công sẽ làm điều bất lợi cho
vua nhỏ...
268
Nam Giới: tên cửa biển ở phiá Nam, gần Chiêm Thành, còn có tên là
Cửa Sót, nay thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
269
Ung Châu: nay là huyện Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.