270
Kinh Hồ: tên lộ thời Tống, gồm đất tỉnh Hồ Nam và tỉnh Hồ Bắc,
Trung Quốc ngày nay.
271
Phạm Cự Lạng: người huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng, ông nội là
Chiêm giữ chức Đông giáp tướng quân đời Ngô Quyền, cha là Man, Tham
chính đô đốc, anh là Phạm Hạp, vệ uý đời Đinh Tiên Hoàng, người đã cùng
Đinh Điền, Nguyễn Bặc chống lại Lê Hoàn (theo Ngô Thì Sĩ, Đại Việt sử
ký tiền biên).
272
Áo long cổn: áo của vua thêu hình rồng cuộn.
273
Chỉ các cuộc hành quân tiêu diệt các thế lực cát cứ đầu thời Tống ở
tỉnh Hồ Nam, Tứ Xuyên, Lưỡng Quảng,v.v...Trung Quốc.
274
Chỉ miền Phần Dương và Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung
Quốc. Ở đây Tống Thái Tông muốn nhắc đến cuộc tiến quân tiêu diệt nước
Bắc Hán ở tỉnh Sơn Tây năm 979.
275
Nguyên văn: "Ngũ phục", chữ dùng trong Kinh Thư, chỉ 5 vùng theo
thứ tự xa cách kinh kỳ (hầu, diện, tuy, yêu, hoang).
276
Viêm Hán: tức nhà Hán, tự coi là dòng dõi vua Nghiêu, ứng vào ngôi
hỏa (trong ngũ hành), cho nên gọi là Viêm Hán (Viêm đồng nghĩa với hỏa).
277
Nguyên văn: "tiệt phan đoạn tiết". Tiết là con so để làm tin, khi tướng
ra trận thì bổ đôi giao cho một nửa.
278
Chỉ vùng biên giới giữa nước ta (Giao Châu) với đất Lưỡng Quảng,
Trung Quốc.
279
Minh Đường: chổ vua các nước chư hầu triều kiế vua nhà Chu. Bích
Ung: nhà học của vua nhà Chu.
280
Ý nói cha và anh ở ngôi chưa được bao lâu đã bị nạn.
281
Nguyên văn: "Chiêm khối", chỉ nơi ở trong thời gian chịu tang cha mẹ
(nằm chiếu rơm (chiêm), gối đầu trên hòn đất (khối).
282
Chỉ Lê Hoàn.