đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn
bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì
thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí
phách cương trực chính đại ấy ư ?
Giáp Thìn, [44], (Hán Kiến Vũ năm thứ 20). Từ đây về sau, trải các đời
Hán Minh Đế, Chương Đế, Hòa Đế, Thượng Đế, An Đế, gồm 5 đời, cộng
82 năm, duy thời Minh Đế có Lý Thiện người huyện Nam Dương làm Tháu
thú Nhật Nam, làm việc chính sự có ân huệ yên dân, khiến cho người khác
phong tục cũng mến chuộng tìm đến. Sau Thiện đổi làm Thái thú Cửu
Chân.
Bính Tý, [136], (Hán Thuận Đế Bảo, Vĩnh Hòa năm thứ 1). Thái thú Chu
Xưởng cho là Giao Châu ở ngoài chín châu [4b], ở rìa Bách Việt, dâng biểu
xin đặt phương bá
71
. Vua Hán để cho Xưởng làm Thứ sử
72
, cai quản các
quận huyện.
Đinh Sửu, [137], (Hán Vĩnh Hòa năm thứ 2). Người man ở huyện Tượng
Lâm, quận Nhật Nam (ở địa giới nước Việt Thường xưa), là bọn Khu Liên
đánh phá quận huyện, giết trưởng lại. Thứ sử Giao Châu là Phàn Diễn đem
quân châu và quân Cửu Chân hơn vạn người đi cứu ứng, nhưng quân lính
ngại đi xa. Mùa thu, tháng 7, quân hai quận làm phản đánh phủ trị, thế
chuyển thành mạnh.
Mậu Dần, [138], (Hán Vĩnh Hòa năm thứ 3). Mùa hạ, tháng 5, Thị ngự sử
Giả Xương cùng với các châu quận hợp sức đánh bọn Khu Liên không
được, bị Khu Liên vây đánh hơn một năm, binh lương không thể tiếp tế
được. Vua Hán gọi các công khanh và thuộc lại bốn phủ để hỏi phương
lược, các quan đều bàn nên sai tướng phát 4 vạn quân của bốn châu Kinh,
Dương, [5a] Duyện, Dự đi đánh. Lý Cổ bác đi, nói rằng: "Các châu Kinh,
Dương giặc cướp tụ họp chưa tan; Trường Sa, Quế Dương đã nhiều lần bị
thu thuế bắt lính, nay lại làm rối động, ắt lại sinh họa nữa. Người các châu
Duyện, Dự phải đi xa muôn dặm, chiếu thư thúc bách, tất phải bỏ trốn.
Nam Châu
73
thì trời nắng nực, ẩm thấp lại thêm lam chướng dịch lệ, 10
phần phải chết đến 4, 5 phần. Đường xa muôn dặm, quân lính mỏi mệt, đến