ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 54

lúc tới Lĩnh Nam thì đã không kham nổi chiến đấu. Quân đi mỗI ngày 30
dặm mà Duyện, Dự cách quận Nhật Nam hơn 9 nghìn dặm, phải 3 trăm
ngày mới đến. Tính lương một người ăn mỗI ngày 5 thăng, thì phải dùng
đến 60 vạn hộc gạo, đó là không kể lương thực của tướng lại và lừa ngựa.
Đặt quân ở đấy, chết chóc tất nhiều, đã không đủ quân chống giặc, lại phải
bắt thêm. Thế là xẻo cắt lòng bụng để chắp vá cho chân tay. Cửu Chân và
Nhật Nam chỉ cách nhau 1 nghìn dặm, lại dân ở đó đi đánh còn không
kham nổi, huống chi lại làm khổ quân lính ở bốn châu [5b] để cứu nạn xa
muôn dặm? Trước đây Trung lang tướng Doãn Tựu đánh người Khương
làm phản ở Ích Châu, người Ích Châu có ngạn ngữ rằng: "Lỗ lai thượng
khả, Doãn lai sát ngã" (Giặc đến còn khá, Doãn đến chết ta). Sau Tựu bị
đòi về, đem quân giao cho Phán châu là Trương Kiều, Kiều vẫn dùng tướng
lại của Tựu, chỉ trong khoảng mười hôm, diệt hết giặc cướp. Thế là bằng
chứng tỏ rằng sai tướng đi là vô ích, mà châu quận có thể dùng được. Nay
nên chọn người nào có dũng lược nhân huệ, có thể làm tướng súy được,
cho làm Thứ sử, Thái thú, dời lại dân ở Nhật Nam đến nương dựa vào quận
Giao Chỉ ở Bắc, trở lại chiêu mộ người Man Di, khiến họ đánh lẫn nhau,
chuyển vận hàng lụa đến để cấp cho, kẻ nào có thể phản gián dụ hàng thì
cắt đất phong cho. Thứ sử Tính Châu trước là Chúc Lương dũng mãnh
quyết đoán, Trương Kiều trước ở Ích Châu có công phá giặc, đều có thể
dùng được. Bốn phủ đều theo lời bàn của Cố. Bèn cho Lương làm Thái thú
Cửu Chân, Kiều làm Thứ sử Giao Châu. [6a] Kiều đến nơi, lấy lòng thành
thật dỗ bảo, dân chúng đều hàng phục. Lương đi một xe đến Cửu Chân, tỏ
rõ uy tín, người ra hàng đến vài vạn.
Giáp Thân, [144], (Hán Kiến Khang năm thứ 1). Mùa thu, tháng 8, vua Hán
mất. Mùa đông, tháng 10, người Nhật Nam lại đánh đốt quận ấp. Thứ sử
Cửu Chân là Hạ Phương gọi những kẻ ra hàng dỗ bảo họ. Sau Phương đổi
làm Thái thú Quế Dương, lấy Lưu Tảo thay.
Canh Tý, [160] (Hán Hoàn Đế Chí, Nguyên Gia năm thứ 2). Mùa đông,
tháng 11, người quận Cửu Chân lại đóng giữ quận Nhật Nam, quân chúng
trở nên mạnh hơn. Khi ấy Hạ Phương đã đổi làm Thái thú Quế Dương, lại
giao cho làm Thứ sử. Phương vốn có tiếng về uy đức, khi đến Nhật Nam,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.