Phụ: Đào Lang Vương
Ở ngôi 23 năm [548-570].
Vua giữ đất hiểm, dùng kỳ binh để đánh giặc lớn, tiếc vì quá yêu con gái
đến nỗi mắc họa vì con rể.
Vua họ Triệu, tên húy là Quang Phục, là con Triệu Túc, người huyện Chu
Diên, uy tráng dũng liệt, theo Nam Đế đi đánh dẹp có công, được trao chức
Tả tướng quân. Nam Đế mất, bèn xưng vương, đóng đô ở Long Biên, sau
dời sang Vũ Ninh
150
.
Mậu Thìn, năm thứ 1 [548], (Lương Thái Thanh năm thứ 2). Mùa xuân,
tháng 3, ngày Tân Hợi, [Lý] Nam Đế ở động Khuất Lạo lâu ngày nhiễm
lam chướng, ốm chết.
Lê Văn Hưu nói: Binh pháp có câu: "Ba vạn quân đều sức, thiên hạ không
ai địch nổi". Nay Lý Bí có 5 vạn quân mà không giữ được nước, thế thì Bí
kém tài làm tướng [18b] chăng ? Hay là quân lính mới họp không thể đánh
được chăng ? Lý Bí cũng là bậc tướng trung tài, ra trận chế ngự quân địch
giành phần thắng không phải là không làm được, nhưng bị hai lần thua rồi
chết, bởi không may gặp phải Trần Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh vậy.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Tiền Lý Nam Đế dấy binh trừ bạo, đáng là thuận
đạo trời, thế mà cuối cùng đến nỗi bại vong, là vì trời chưa muốn cho nước
ta được bình trị chăng ? Than ôi ! Không chỉ vì gặ phải Bá Tiên là kẻ giỏi
dùng binh, mà còn gặp lúc nước sông đột ngột dâng lên trợ thế [cho giặc],
há chẳng phải cũng do trời hay sao ?
Kỷ Tỵ, năm thứ 2 [549], (Lương Thái Thanh năm thứ 3). Vua ở trong đầm
thấy quân Lương không lui, mới đốt hương cầu đảo, khẩn thiết kinh cáo với
trời đất thần kỳ, thế rồi có điềm lành được mũ đâu mâu móng rồng [19a]
dùng để đánh giặc. Từ đó quân thanh lừng lẫy, đến đâu không ai địch nổi
(tục truyền rằng thần nhân trong đầm là Chử Đồng Tử bấy giờ cưỡi rồng
vàng từ trên trời rơi xuống, rút móng rồng trao cho vua, bảo gài lên mũ đâu
mâu mà đánh giặc).
Canh Ngọ, năm thứ 3 [550], (Lương Giản Văn Đế Cương, Thái Bảo
151
năm
thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, nhà Lương cho Trần Bá Tiên làm Uy minh