nay là thông gia, chẳng cũng hay lắm ư ? Nhưng cha nàng có thuật gì mà
có thể làm lui được quân của cha tôi ?". Cảo Nương không biết ý của
chồng, bí mật lấy mũ đâu mâu móng rồng cho xem. Nhã Lang mưu ngầm
tráo đổi cái móng ấy, rồi bảo riêng với Cảo Nương rằng: "Tôi nghĩ ơn sâu
của cha mẹ nặng bằng trời đất, vợ chồng ta hòa nhã yêu quý nhau không nỡ
xa cách, nhưng tôi phải tạm dứt tình, về thăm cha mẹ". Nhã Lang về, cùng
với cha bàn mưu đánh úp vua, chiếm lấy nước.
[20b]
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đàn bà gọi việc lấy chồng là "quy" thì nhà
chồng tức là nhà mình. Con gái vua đã gả cho Nhã Lang thì sao không cho
về nhà chồng mà lại theo tục ở gửi rể của nhà Doanh Tần để đến nỗi bại
vong ?
Trở lên là kỷ Triệu Vương, từ năm Mậu Thìn đến năm Canh Dần tất cả 23
năm [548- 570].
Kỷ Hậu Lý
Hậu Lý Nam Đế
Ở ngôi 32 năm [571-602].
Vua dùng thuật gian trá để gồm lấy nước, mới thấy bóng giặc đã hàng
trước, việc làm trước sau đều phi nghĩa.
Vua họ Lý, tên húy là Phật Tử, là tướng người họ của Tiền [Lý] Nam Đế,
đuổi Triệu Việt Vương, nối vị hiệu của Nam Đế, đóng đô ở thành Ô Diên,
sau dời đến Phong Châu.
[21a] Tân Mão, năm thứ 1 [571], (Trần Đại Kiến
153
năm thứ 3). Vua phụ
lời thề, đem quân đánh Triệu Việt Vương. Lúc đầu Việt Vương chưa hiểu ý
vua, thảng thốt đốc quân, đội mũ đâu mâu đứng chờ. Quân của vua cùng
tiến đến, Triệu Việt Vương tự biết thế yếu không thể chống được, bèn đem
con gái chạy về phía nam, muốn tìm nơi đất hiểm để ẩn náu tung tích,
nhưng đến đâu cũng bị quân của vua đuổi theo sau gót. Việt Vương cưỡi
ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, than rằng: "Ta hết đường
rồi !", bèn nhảy xuống biển. Vua đuổi theo đến nơi, thấy mênh mông không
biết [Việt Vương] đi đằng nào, bèn trở lại. Họ Triệu mất nước. Người sau
cho là linh dị, lập đền thờ ở cửa biển Đại Nha (Đại Nha nay là huyện Đại