phương Bắc [22b] yếu thì ta mạnh, phương Bắc mạnh thì ta cũng thành
yếu. Thế lớn trong thiên hạ là như vậy. Phàm kẻ có nước phải sửa sang giáp
binh, chỉnh đốn xe cộ quân lính, phòng bị việc bất ngờ, đặt hiểm để giữ
nước, lấy lễ mà thờ nước lớn, lấy nhân mà vỗ nước nhỏ. Ngày nhàn rỗi thì
dạy điều hiếu, đễ, trung, tín để cho người trong nước biết rõ cái nghĩa kính
thân người trên, chịu chết cho người trưởng. Khi có họa xâm lăng thì phải
dùng lời văn để sửa đổi ý định của họ, dùng lời nói mà bảo họ, lấy lễ vật
ngọc lụa mà biếu cho họ. Như thế mà vẫn không tránh được, thì dù đến
khốn cùng cũng phải quay lưng vào thành mà đánh một trận, thề tử thủ
cùng với xã tắc mất còn, rồi sau mới không hổ thẹn. Lẽ nào mới thấy quân
giặc đến cõi, chưa xáp binh đao, đã sợ hãi xin hàng ! Vua đã hèn nhát mà
tướng văn, tướng võ đương thời không ai từng có một lời nào nói đến, có
thể bảo là trong nước không có người vậy !
[23a] Trở lên là kỷ Hậu Lý Nam Đế, từ năm Tân Mão đế năm Nhâm Tuất,
tất cả 32 năm [571-602], tính chung cả Tiền Nam Đế, Triệu Việt Vương là
62 năm.
Chú Thích:
92
Cương mục chép Sĩ Khuông là con Sĩ Nhất, tức là cháu chứ không phải
con Sĩ Nhiếp (CMTB3,4a).
93
Nguyên văn: "nhục đản" nghĩa là để mình trần không mặc áo, tỏ ý xin
chịu tội chết.
94
Nguyên văn: "Đại vi phục ...". Theo Tam Quốc Chí, q.5 "Đại từ chối,
bảo mặc áo lại" (Ngô thư, Sĩ nhiếp truyện), ý nghĩa rõ ràng hơn: Lữ Đại vờ
tỏ cho anh em Sĩ Huy hiểu ý không bị tội nặng. Cương mục (TB3, 4a) ngờ
câu văn của Toàn Thư chép sai, đã sửa lại theo tài liệu đã dẫn.
95
Tức là Tiết Kính Văn, như đã chép trong Cương Mục (TB3, 5b).
96
Nguyên văn chép là "tứ quốc", hiểu là bốn quận (quận quốc)