ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 854

1805 Khúc sông Đáy chảy qua huyện Ý Yên, tỉnh Nam Hà ngày nay.
1806 Nguyên văn là "lương cân", một loại mũ tết bằng lông đuôi ngựa.
1807 Trấn sóc: có nghĩa là trấn giữ phương Bắc. Đây là vệ quân đóng giử ở
biên giới phía bắc.
1808 Bác N ẫm, Vĩnh Bồng: đều nằm trên biên giới phía Bắc.
1809 Nguyên văn là "Cần Chính đường", sửa lại cho phù hợp với đoạn
trên.
1810 Trúng trường: là những người đỗ từ 1 đến 3 kỳ trong kỳ thi hội (nếu
đủ 4 kỳ thì mới được thi đình).
1811 Tam xá sinh là sinh viên ba xá: thượng xá, trung xá, hạ xá.
1812 Lỗ Giang: khúc sông Hồng chảy qua huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà.
1813 Ninh Sóc: tên một thừa tuyên thời Lê trong khoảng 1469 - 1490 sau
đổi lại là Thái Nguyên.
1814 Sông Vi: tức sông Ông Vi, tại huyện Vũ Tiên, nay là huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình.
1815 Thường sơn: tức là trận đồ Thường Sơn xà (rắn núi Thường Sơn).
1816 Đạo Đồng: tức là phu đạo Cầm Đồng ở Thuận Châu.
1817 Việt: tức là Mường Việt, sau đổi thành Yên Châu. Mỗi: tức Mường
Muỗi, còn gọi là Thuận Châu.
1818 Ngũ kinh bác sĩ: chức học quan, chuyên nghiên cứu về năm bộ sách
kinh điển của nho gia (Kinh thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân
Thu), để dạy học trò ở Quốc tử giám.
1819 Tô Vấn Đáp Lạt:: hay Tô Môn Đáp Lạt, tức Sumatra, nay thuộc nước
In-đô-nê-xi-a.
1820 Phủ Bắc Bình: sau đổi là phủ Cao Bình, là đất tỉnh Cao Bằng ngày
nay (trừ huyện Bảo Lộc). Phủ Thông Hóa: phần đất tỉnh Bắc Cạn cũ.
1821 Âm Động: thuộc phủ Trấn An, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
1822 Tức bố chính ty Quảng Tây thời Minh.
1823 Phủ An Tây: thời Lê gồm đất tỉnh Lai Châu ngày nay và một số đất
đã mất vào Trung Quốc.
1824 Toả Thoát: Theo CMCB 2, 24a, sau là ải Quả Khoái, ở huyện Quảng
Uyên, tỉnh Cao Bằng. Huyện Quảng Uyên nay là huyện Quang Hòa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.