1825 Cửu khanh: chín chức quan của nhà Chu: Chủng tể, Tư đồ, Tăng bá,
Tư mã, Tư khấu, Tư không, Thiếu tư, Thiếu phó, Thiếu bảo. Tam công:
Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Ngũ thần: năm người bề tôi của vua Thuấn
xưa: Vũ, Tắc, Tiết, Cao Dao, Bá Ích. Thập loạn: mười bề tôi dẹp loạn trị
nước của Chu Vũ Vương là Chu Công Đán, Thiệu Công Thích. Thái Công
Vọng, Tất Công, Ninh Công, Thái Điền, Hoàng Yên, Tản Nghi Sinh, Nam
Cung Quát và Ấp Khương.
1826 Hán Cao Tổ họ Lưu (Lưu Bang).
1827 Đường Cao Tổ họ Lý (Lý Uyên).
1828 Khoa lệnh: điều luật về hình pháp.
1829 Cương mục chép là: "Đế dĩ Thiên Nam Hoàng Đế chi bảo Đẳng tự,
thị tế thần": Nghĩa là vua đưa các chữ "Thiên Nam Hoàng Đế chi bảo" để tế
thần bàn bạc (CMCB 21, 9B)...
1830 Văn hiến thông khảo, 348 quyền, Mã Đoan Lâm đời Nguyễn soạn là
bộ sách chép điển chương, chế độ của nhiều triều đại ở Trung Quốc.
1831 Thực lục: một thể loại sử thời trước, chuyên ghi chép công việc của
vua.
1832 Đường Thái Tông giết Kiến Thành và Nguyên Cát ở cửa Nguyên Cát
ở cửa Huyền Vũ,Phòng Huyền Linh chỉ chép mập mờ là sự kiện ngày
mồng 4 tháng 6 thôi Thái Tông xem thực lục, bắt phải chép lại cho rõ ràng.
1833 Cửa Tư Dung: sau là cửa Tư Hiền ở huyện Phú Lộc, nay thuộc tỉnh
Thừa Thiên - Huế.
1834 Cửa Eo: Sau là cửa Thuận An, huyện Phú Vang, ngày nay thuộc tỉnh
Thừa Thiên - Huế.
1835 Kênh Sen: tức là Liên Cừ hay Liên Cảng ở huyện Lệ Thủy tỉnh
Quảng Bình.
1836 Vạn Ninh: tên châu thời Lê, nay là đất huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng
Ninh.
1837 Tân Yên: tên châu thời Lê, nay là đất huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh.
1838 Nghĩa là "ấn hoàng để nhận mệnh".
1839 Nguyên văn: "Tạo quân quán".