ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 88

118

Tên nước Lâm Ấp được nhắc đến từ thời Hậu Hán (Tấn thư, Lâm Ấp

truyện) ở phần đất mà thời Hán gọi là huyện Tượng Lâm, phía nam quận
Nhật Nam. Khoảng thời Đường, nước này được thư tịch Trung Quốc nhắc
đến với cái tên Hoàn Vương, sau đó là Chiêm Thành.

119

Nguyên văn: "Sơ, Tấn bình Ngô, trưng Giao Châu binh" ... Theo Tấn

Thư, Đào Hoàng truyện thì năm này vì đã bình được nhà Ngô, cho nên nhà
Tấn giảm bớt số quân ở Giao Châu (giản Giao Châu binh), chứ không phải
trưng binh ở Giao Châu. Đào Hoàng vì muốn xin xét lại việc giảm quân đó,
cho nên mới viết thư này.

120

CMTB3, 16a theo Tấn Thư, Đào Hoàng truyện sửa là "chỉ bảy trăm

dặm", hợp lý hơn.

121

Đoạn này Toàn Thư chép tóm tắt phần sau bức thư của Đào Hoàng,

nhưng ngắt không trọn câu (cũng có thể chỉ là do sao chép hoặc khắc in bỏ
sót cách quảng) tạo ra một câu tối và trái nghĩa: "đương quyến giáp tiêu
binh, lính kỳ tổn ước, dĩ thị đơn nhược" (nên cuốn giáp, hủy binh khí, khiến
cho nó giảm bớt, để tỏ ra đơn độc yếu đuối). Đúng ra, theo Tấn Thư, Đào
Hoàng truyện thì trong đoạn thư này Đào Hoàng nói một ý trái lại với câu
đã dịch: "Đáng lẽ nên cuốn giáp hủy gươm, chăm lo về đường lễ nghĩa.
Nhưng mà người châu này lại không thích yên vui, ưa làm những sự khởi
loạn [....] Vậy thì số quân ở châu chưa nên giảm bớt để tỏ ra đơn độc yếu
đuối". Khi dùng lại sử liệu này, Cương mục đã khôi phục đầy đủ đoạn sau
bức thư của Đào Hoàng, lấy thêm hơn 1 trăm chữ (Xem CMTB3, 16b).

122

Sử đúng là Tấn Hiếu Vũ Đế.

123

CMTB3, 22b dẫn Tống Thư và Lương Thư xác định Đỗ Viện làm Thứ

sử Giao Châu năm Long An thứ 3 (399) và năm đó cũng có việc quân Lâm
Ấp đánh phá Giao Châu. Toàn Thư ở đây chép vào năm Tân Tỵ (381), sát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.