như Thứ sử, nhưng Nhân xin tự hạ chức danh chỉ gọi là "Hành châu sự"
133
Vũ Bình, Tân Xương: tên quận đặt từ thời Ngô: "Nhà Ngô cắt đất
huyện Mê Linh [thời Hán] mà đặt quận Tân Hưng, nhà Tấn đổi thành Tân
Xương; cắt đất các huyện Phong Khê và Chu Diên mà đặt quận Vũ Bình
(theo Đặng Xuân Bảng, Sử học bị khảo).
134
Nguyên bản in là trưởng lại; CMTB3, 31b sửa là trưởng sử (chữ
_______ lại và chữ _______ sử dễ viết nhầm). Trưởng lại chỉ là viên huyện
quan có cấp bậc cao hơn các huyện quan khác. Ở đây Phục Đăng Chi giúp
việc thay cho Thứ sử, phải là chức Trưởng sử như Cương Mục đã ghi. Nam
Tề Thư (Đông Nam Di truyện), Việt Sử Lược (q.1) cũng chép là Trưởng sử.
Trưởng sử là chức quan có từ thời Hán, giúp việc cho Thừa tướng. Nhưng
từ thời Ngụy Tấn trở về sau, các viên thứ sử cai trị các châu thường là cấp
tướng quân, cũng đặt chức Trưởng sử để giúp việc (Từ hải, tr. 1399)
135
Chữ Bí có nhiều âm đọc nhưng các từ thư, tự điển đều xếp âm Bí đầu
tiên. Hiện nay nhiều địa phương ở miền Bắc còn kiêng húy ông, thường
tránh gọi quả bí là quả bầu, chúng tôi dựa theo đó mà phiên âm là bí.
136
Cương mục chú: "Tên Thái Bình đặt từ năm Vũ Đức thứ 4 (621) thời
Đường; tên Long Hưng đặt từ thời nhà Trần. Thời thuộc Lương chưa có hai
tên đất này, có lẽ Sử cũ chỉ theo đó mà truy gọi thôi" (CMTB4, 1b).
137
Vị trí của thành Long Biên đến nay vẫn chưa xác định được, có thể ở
vùng gần thị xã Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc.
138
Châu Cửu Đức thời thuộc Lương là Đức Châu, ở vị trí huyện Đức Thọ,
tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. CMTB4, 1b sửa là Cửu Đức quận.
139
Huyện Chu Diên thời Lương, thời Tùy, nay là phần đất tỉnh Hải
Dương, huyện trị có thể ở vào khoảng huyện Phả Lại.