XIPIONG: Tớ còn biết trong số những người thật sự biết tiếng la tinh có
những kẻ thiếu thận trọng, đến mức trước mặt bác thợ giày và bác phó cạo,
họ cứ thao thao bất tuyệt xổ ra hàng tràng tiếng la tinh.
BECGANXA: Vì thế chúng ta cùng đi đến kết luận này, kẻ nói tiếng la tinh
trước mặt người không biết nó cũng đáng khinh như kẻ nói la tinh mà
không hiểu gì cả.
XIPIONG: Nhưng cũng còn một điều cần lưu ý đằng ấy, có những người
không thích nói tiếng la tinh nên đã bị coi là người ngu xuẩn đấy.
BECGANXA: Đúng thế đấy. Không ai có thể nghi ngờ điều ấy được. Bởi
vì trong thời thống trị của người La Mã, ai cũng nói tiếng la tinh như tiếng
mẹ đẻ của mình. Trong số họ có những người đần độn không nói được
tiếng la tinh nên bị coi là người ngu si.
XIPIONG: Vậy thì Becganxa ạ, cần phải thận trọng khi dùng tiếng la tinh
trong lúc nói tiếng Tây Ban Nha và trong cả khi nói tiếng la tinh.
BECGANXA: Quả nhiên là như vậy vì rất có thể nói những điều lẩn thẩn
trong tiếng la tinh cũng như trong tiếng Tây Ban Nha. Tớ từng thấy những
ông cử văn chương ngớ ngẩn, những nhà ngữ pháp lẩn thẩn, những nhà văn
viết tiếng Tây Ban Nha chúng ta đã lạm dụng tiếng la tinh trong lời văn của
mình khiến cho cả thiên hạ nổi giận, không chỉ một lần mà nhiều lần rồi.
XIPIONG: Thôi, ch1ung ta hãy dừng lại ở đây và đằng ấy hãy bắt đầu triết
lý đi.
BECGANXA: Tớ nói rồi. Những lời triết lý ấy tớ vừa nói xong mà.
XIPIONG: Đằng ấy nói gì nhỉ?
BECGANXA: Chính là thói rởm đời của những người nói tiếng la tinh và
những người nói tiếng Tây Ban Nha. Cái thói rởm đời ấy đã được tớ gợi ra
và đằng ấy kết luận.
XIPIONG: Đằng ấy gọi cái việc đả kích là triết lý sao. Becganxa ạ, đằng ấy
đã tán thành cái mặt tồi tệ của việc đả kích và đã gọi nó bằng một cái tên
mà đằng ấy thích. Tớ nghĩ rằng chính cái tên do đằng ấy đặt ra này sẽ có
ngày nó hại chúng ta vì người ta sẽ gọi chúng ta là những kẻ đê hèn, cũng
có nghĩa là những con chó độc miệng hay chỉ trích. Hãy coi trọng cái mạng
sống của mình mà câm mồm đi thì hơn, Becganxa ạ và xin đằng ấy hãy kể