ĐÁM CƯỚI GIẢ - Trang 83

mười hai vị hồng y giáo chủ và các vị chức sắc theo sau mà lại không mặc
áo màu tím sẫm kia chứ. Lạy chúa, nếu các hồng y giáo chủ mà mặc áo
màu tím sẫm như tôi nghĩ thì cảnh tượng sẽ vui và đẹp mắt biết bao, còn
đẹp hơn cả cảnh tượng vở Raidele Daraha chứ chả đùa đâu”. Đến đây thì tớ
hiểu rõ ràng rằng một người là thi sĩ, một người là kép hát. Kép hát khuyên
thi sĩ nên cắt bỏ cái cảnh nói đến các hồng y giáo chủ nếu như thi sĩ không
muốn gây khó dễ cho chủ nhà hát dựng vở kịch này. Thi sĩ cảm ơn kép hát
về lời khuyên chân thành kia và thi sĩ nói thêm rằng thi sĩ sẽ không bê
nguyên xi cuộc hội tuyển cử giáo chủ vốn cùng xảy ra với sự kiện nổi bật à
thi sĩ muốn khắc sâu vào tâm trí người xem vở kịch này. Kép hát cười, rồi
bỏ đi để cho thi sĩ được yên tĩnh trong lúc sáng tác. Kép hát cũng phải trở
về với công việc của mình: học cho thuộc vai mình sẽ sắm trong một vở
kịch mới. Sau khi viết thêm được một số câu thơ cho vở kịch tuyệt tác của
mình, thi sĩ thong thả lấy từ trong túi quần ra mấy mẩu bánh cứng và
khoảng độ vài chục quả nho khô. Cũng chỉ có ngần ấy thôi, thế mà lúc đầu
tớ tưởng phải nhiều nho khô lắm, vì tớ thấy túi quần cứ nổi cộm lên. Thi sĩ
phủi cho sạch bụi bám vào những mẩu bánh cứng kều, rồi bẻ vụn ra cùng
ăn với nho khô, kể cả cuống khô còn bám vào quả bởi vì tớ không thấy ông
ấy nhằn bỏ một cuống nào. Thi sĩ ăn nho khô cùng với bánh cứng hy vọng
để nuốt trôi bánh nhưng tớ thấy thi sĩ nhai trệu cả răng mà vẫn không nhá
vỡ mẩu bánh cứng, buộc phải nhổ đi. Thi sĩ bèn cho tớ những mẩu bánh
cứng và trong lúc ném cho tớ, thi sĩ nói: “Tô! Tô! Hãy ăn đi con. Chớ có bỏ
phí của trời”. Tớ đớp lấy miếng bánh và nghĩ: “Ôi chao, cái chàng thi sĩ
này khiến mình ngạc nhiên biết bao trước những lời người ta vẫn nói rằng
thi sĩ luôn luôn được các thần và thần thi ca trên trời che chở và nâng đỡ”.
Tóm lại cái phần lớn nhất của nỗi bất hạnh trên đời này là sự nghèo khốn
của thi sĩ. Nhưng nỗi bất hạnh còn lớn hơn thế nữa chính lại là cái đói đang
cồn cào trong bụng buộc tớ phải ăn món ăn mà thi sĩ không thể nào ăn
được. Trong lúc sáng tác vở kịch, thi sĩ không hôm nào không đến vườn
nho và do đó tớ không thiếu những mẩu bánh cứng bởi vì thi sĩ chia sẻ với
tớ một cách tự nhiên. Sau khi ăn xong chúng tớ đến giếng nước. Tớ thì quỳ
chân xuống uống, còn thi sĩ thì lấy tay vốc nước mà uống. Nhưng sau khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.