lấy rúm ró, mặc cái áo bộ đội sã vai mà ngâm nga một câu thơ cổ. Vì nếu có
học sinh đến hỏi bài - hãn hữu thôi, vì Xuyến, vợ Tự luôn luôn xua đuổi
chúng - Tự cũng còn đủ thòi gian để khoác lên mình bộ cánh lên lớp duy
nhất khả dĩ che dậy được cái nghèo nàn thâm c
Hôm nào nóng quá Tự còn có thể cởi trần. Cởi trần mà không e ngại ai
đó tò mò hỏi, rồi lại phải giải thích, về cái sẹo to bằng cái miệng chén ở bên
ngực phải - thương tích chẳng có gì là đáng tự hào hồi đi bộ đội đánh Mỹ.
Ở đây, Tự tha hồ nghiền ngẫm, tra cứu, đối chiếu. Trong cái im lặng đầy
sức hối thúc. Tự tọc tạch dịch lại cho đúng nguyên bản và nổi thần hơn mấy
bài thơ trứ danh của Thôi Hộ, Đặng Dung, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao
Bá Quát…. Trên đời, đã có cái gì tự vỗ ngực là bất di bất dịch. Văn hoá là
sự khơi nguồn liên tục của các thế hệ kế tiếp. Ở trên này, Tự có thể để
nguyên cho hai hàng nước mắt giàn giụa tràn qua đôi má gầy, vì một tình
thương nỗi nhớ chợt dậy lên do một tứ thơ, một hơi văn khơi gợi vô tình,
mà không phải ngượng ngập biện giải với ai. Tự rất hay xúc động và hay
chảy nước mắt. Dẫn học trò đi xem chèo Quan Âm Thị Kính, lúc khóc
thương người phụ nữ hất hạnh nọ, anh không biết giấu nước mắt đi đâu.
Trên này, một mảnh tình riêng anh với anh. Lương tâm là một mối lo có
tính cách xã hội, nhưng trước hết vận hành trong môi trường nội tâm.
Cả cơn sốt rét rừng, di chứng của tám năm đi bộ dội ở Trường Sơn, cũng
được Tự giấu kín ở trên này. Rét run lừ trong ruột rét ra. Nóng như lò nhiệt
hạch. Dầm dề mồ hôi với cái đầu như đầu Tôn Ngộ Không bị vòng Kim cô
của Phật tổ Như Lai thít bó. Đủ ba giai đoạn điển hình của cơn sốt rẻ. Cũng
chỉ mình Tự biết và chịu đựng. Địều thú vị nữa là ở căn gác xép này, mùa
đông tháng giá, chỉ cần một manh trấn thủ, Tự cũng có thể chống lại được
cái rét lục địa ghê người. Cạnh ngọn đèn hai mươi lăm oát tiết kiêm, chăn
quấn sâu kèn, đã có lúc Tự chợt buông trang sách, nằm nghe gió mùa về
đập cành cành quả me già trên cành khô nơi sân thượng, ngẩn ngơ một nuối
tiếc, hoặc phiêu diêu vào đám sương mây hồi ức, hoặc lãng đãng vào những
buồn lo về thực tại. Nằm một chỗ mà hồn tỏa bốn thú thẩm mỹ nào bằng!