Kha hơi ngẩng lên. Tự khe khẽ:
- Ông cứ phát triển ý của mình di.
Kha nuốt nước bọt, cảm thấy tự chủ hơn:
- Theo mình, chúng ta chẳng phải chỉ là con cháu của người Bàn Cổ mà
còn là con cháu trực tiếp của cái đẳng cấp nho sĩ rất gần gũi nữa, Tự ạ.
Đẳng cấp này có một đời sống riêng, có vận mệnh khá độc đáo. Thử phân
tích họ một chút nhé. Về vị trí xã hội, họ làm quan nhưng không phải là quý
tộc. Họ là thầy và không phải là người lao động. Họ sống không bằng bóc
lột mà bằng danh vị. Trên thực tế, những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du luôn
dùng dằng giữa xuất và xứ. Đời họ, khi thì hành đạo, khi thì ở ẩn. Cho đến
Nguyễn Công Trứ thì đẳng cấp này thêm một lóp nhà thơ tài tử. Lớp này tự
do hơn, cá nhân hơn, phong nhã hơn. Họ đa tình và thị tài. Muốn làm cây
thông đứng giữa trời mà reo không phải vì đạo nghĩa, mà chếu là vì thị tài.
Nói chung, họ là lớp người vừa khiêm tốn vừa nghênh ngang. Họ đấu tranh
cho tự do, bình đẳng nhằm giữ gìn phẩm giá chứ không phải để giành lấy
phẩm giá. Họ vừa lười vừa không lười, theo cái nghĩa thà chịu nhịn đói chứ
không đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, nhưng siêng năng trồng cây, chăm hoa.
Không bón phân bắc, phân súc vật mà tưới hoa bằng nước gạo. Thích được
khen cây cam đẹp, hơn là được khen cây cam sai quả.
- Ông nói tiếp đi.
- Nói chung bản chất họ gắn với nông thôn, thích hợp với một xã hội tự
nhiên, đơn giản, không phù hợp với một xã hội phát triển cao, phức tạp. Họ
là kẻ bất lực ngây thơ, thiện chí mà bất lực, họ không có sức chiến đấu, hay
chờ đợi dùng dằng, dễ cầu an, bối rối, phát sinh mặc cảm yếm thế.
- Thôi!
- Sao thế, Tự?