“có vấn đề chính trị”, thậm chí tôi còn nghe có ý kiến nói cuốn sách “đi
ngược lại nghị quyết 7” nữa kia.
Theo tôi thì cuốn sách đã thể hiện được tâm huyết của tác giả, ấy là lòng
tha thiết mong mỏi được sống trong một xã hội tốt đẹp lý tưởng. Thấy rõ
nỗi đau đớn của tác giả: mình yêu chủ nghĩa xã hội như vậy mà sao trong
thực tế xã hội lại có chiều ngược với suy nghĩ, mong ước của mình. Tôi
khẳng định là tính tư tưởng của tác phẩm rất cao. Tính hiện thực cũng rất
cao, vì tác giả đã mạnh dạn phơi bày không né tránh những vấn đề gay cấn
nóng bỏng của xã hội. Trước đây dăm bảy năm, người viết chúng ta phải né
tránh nhiều vấn đề, nhiều sự việc. Có muốn xây dựng nhân vật tiêu cực để
phê phán thì cũng chỉ dám đưa ra anh “phó”: phó chủ tịch, phó chính ủy,
phó bí thư huyện ủy... Tóm lại, anh phó lãnh đủ những đòn phê phán trong
lúc anh chính bao giờ cũng nghiêm túc, sáng suốt, đúng đắn. Bởi vì nếu phê
phán anh chính thị sợ bị hiểu lầm là nói xấu Đảng, thì chính mình sẽ bị
đánh! Ở đây anh Ma Vãn Kháng đã gọi thẳng những người chịu trách
nhiệm chính ở môi trường mà anh miêu tả: hiệu trưởng, bí thư chi bộ nhà
trường, bí thư thị ủy. Tác giả đã nói thẳng sự thật mà không sợ bị hiểu là nói
xấu Đảng. Dựng lên những nhân vật lãnh đạo dốt nát, thô thiển như vậy,
anh tha thiết mong muốn những người lãnh đạo ở các ngành, các cấp có văn
hóa hơn, trí tuệ hơn, sáng suốt, thông minh hơn.
Đọc xong, ngẫm nghĩ về các nhân vật Dương, Cẩm, Lại, tôi lấy làm tiếc
là các nhân vật này của anh còn giản đơn, chưa có chiều sâu. Chưa thấy
bóng dáng của những nhân vật sai một cách chân thành, có ý đồ tốt, tưởng
là đúng, là trung thành với lý tưởng cộng sản hóa ra lại sai lầm và mang lại
những tác hại lớn cho xã hội.
Nhân vật Tự là một người tri thức đầy bi kịch, suốt đời thất bại. Đáng
buồn là nhân vật nàyquá yếu đuối, quá bất lực, suốt đời chịu đựng. Người
như anh mà không tự sát là lạ!