ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÚ - Trang 324

Đoạn viết về bộ đội có lẽ là chỗ yếu nhất, và hơi suy diễn đôi chút,

chứng tỏ vốn hiểu biết về đời sống bộ đội của tác giả chưa nhiều và chưa
sâu. Nói chung tôi thích cuốn sách này, một cuốn sách nhiều trăn trở, nhưng
thiện c

Phan Hồng Giang:

Đặt tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú trong quá trình sáng tác

của Ma Văn Kháng: từ Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn
(1985), ta thấy nổi bật lên

một đặc điểm của cây bút này là thiên hướng nhạy cảm với mặt trái của

cuộc sống, là khả năng đồng cảm của tác giả với nỗi đau của đồng loại.
Nhân loại tồn tại đến ngày nay, có lẽ trước hết là nhờ nó chưa bao giờ bị
đánh mất đi khả năng đồng cảm với nỗi đau của đồng loại. Trong đời sống,
người chết đuối, người bị tai nạn rủi ro bao giờ cũng thu hút sự chú ý của
thiên hạ hơn là sự kiện một người nào đó được thăng quan tiến chức, được
huân chương. Năm nay anh Kháng còn cho ra mắt bạn đọc cuốn Côi cút
giữa cuộc đời. Cuốn sách này, về một mặt nào đó, tôi đánh giá cao hơn
cuốn Đám cưới không có giấy giá thú. Đây là cuốn sách trước tiên dành cho
người lớn, mặc dù do nhà Kim Đồng

xuất bản (hợp tác với Nxb Văn học). Nếu có một giải thưởng “Cây bút

vàng” năm 1989 như kiểu “Quả bóng vàng” cho Van Ba-xten, theo ý tôi,
anh Kháng với hai “bàn thắng” trên là “một ứng cử viên” nặng ký.

Ma Văn Kháng là một cây bút đầy tâm huyết. Chính vì vậy mà những

chuyện tiêu cực ở đây tịnh không toát ra sự thỏa thuê; cay cú.

Tôi muốn nói thêm là tác phẩm của anh Kháng đã vượt ra ngoài sự quan

tâm của một dân tộc, một xã hội cụ thể. Tôi được biết một số người nước
ngoài đọc anh và đã đánh giá cao các tác phẩm của anh. Cuốn Mùa lá rụng
trong vườn của đã được dịch ra tiếng Nga và được hoan nghênh. Điều này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.