ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÚ - Trang 325

chứng tỏ khi văn học là văn học đích thực, nó trở thành mối quan tâm
chung của nhiều người đọc các dân tộc khác nhau trên thế giới.

Ở ta, sự đánh giá tương đối thuận chiều trong dư luận đối với cuốn tiểu

thuyết này của Ma Văn Kháng chứng tỏ một điều đáng mừng: ấy là sự
trưởng thành của đông đảo công chúng trong sự tiếp nhận các đặc thù của
Văn học.

Ngô Ngọc Bội:

Ma Văn Kháng là một nhà văn tôi rất quý mến. Tất cả tác phẩm của anh

tôi đều đọc và yêu thích. Cuốn tiểu thuyết mới này tôi tìm mãi mới mượn
được nên mới chỉ đọc qua một lần. Vì vậy chưa thể hiểu hết và hiểu sâu
được. Tôi chỉ xin phát biểu một vài ý kiến, đúng hơn là một vài cảm nhận
mà thôi. Tôi nhất trí với các ý kiến anh Phan Cự Đệ và anh Phan Hồng
Giang vừa nêu lên về những ưu điểm đã rõ ràng của cuốn sách.

Tôi chỉ muốn trao đổi thêm với anh vài khía cạnh về kỹ thuật có tính

chất nghề nghiệp. Cảm nhận khá rõ của tôi là tác giả có phần lúng túng.
Anh chưa tạo ra cho mình một chỗ đứng, một vị trí vượt lên cao hơn
“chúng sinh” - những con người mà anh miêu tả. Anh vạch mặt chỉ tên một
số “chúng sinh”, theo tôi, thực ra họ cũng là nạn nhân của xã hội. Người
viết chưa chỉ ra được tội đây là tội từ đâu. Muốn nhìn rõ cái chợ một cách
toàn diện, toàn cảnh, phải trèo lên cây phi lao để nhìn xuống, có lẽ tác giả
chưa tạo được vị trí đó.

Tôi băn khoăn về không gian của tác phẩm. Lấy bối cảnh là một trường

cấp 3 tại một thị xã heo hút miền núi để từ đó nói lên những vấn đNội, tôi
cho là rất eo hẹp. Nhà trường là một cái khung đã định hình. Những vấn đề
tác giả muốn đặt ra, nhà trường cấp 3 không chứa nổi, y như một cái lồng
chỉ có thế nhốt chim, anh lại đem đi nhốt dê. Anh dồn nén, khoác lên nhân
vật quá nhiều yêu cầu, nội dung. Trong một không gian quá chật hẹp như
vậy anh không cựa nổi cũng là tất nhiên thôi!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.