Nhân cuốn sách này, chúng ta cùng nhau xem lại một số vấn đề trong
sáng tác và lý luận văn học, có lẽ cũng là điều lý thú.
Chẳng hạn, vấn đề điển hình hóa. Anh Kháng đã dồn nén nhiều chi tiết,
sự kiện vào nhân vật Tự. Như vậy có đúng là điển hình hóa không? Hay là
một kiểu biểu tượng?
Ở cuốn sách này, tác giả đã đặt vấn đề một cách tỉnh táo, chính xác.
Không thể đòi tác giả phải trả lời các câu hỏi, đề ra các biện pháp giải
quyết. Nhà văn chỉ nêu lên những khả năng, chứ không thể đưa ra những
giải pháp hoàn chỉ
Đây là một cuốn sách không tầm thường, buộc người đọc phải động não
về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Tuy nhiên bên cạnh mặt thành công,
nó cũng còn những chỗ yếu.
Đọc anh Kháng, tôi cảm tình với nhân vật tiêu cực, (nhân vật Lý trong
Mùa lá rụng trong vườn) hơn là nhân vật tích cực. Tự vị tất hay ho bằng
Thuật. Thuật là một con người hành động, nhân vật này bị thoái hóa, nhưng
nếu gặp thời gặp thế, nó có thể làm được một cái gì đó, hơn nhân vật Tự
cũng nên. Bên Thuật, thì Tự quá yếu đuối. Nhìn chung, nhân vật chính của
anh Kháng yếu đuối, có đạo đức nhưng là thứ đạo đức có phần hơi cũ.
Trong tác phẩm này, phần chính luận hơi nhiều, có phần không cân xứng
với phần cốt truyện. Có những trang bình luận được tác giả huy động nhiều
kiến thức khá đắt và thú vị. Tác động do phần bình luận nhiều hơn bản thân
câu chuyện. Song, cái có thể sống lâu bền lại chính là vấn đề của câu
chuyện, của đời sống tác phẩm chứ không phải là phần bình luận.
Đọc anh Kháng và nhiều tác giả khác, tôi nghĩ có lẽ văn chương cần tinh
hơn chăng?
Lê Lựu: