ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÚ - Trang 329

Đọc các tác phẩm của anh Kháng, tôi thích cuốn này nhất. Từ đầu đến

cuối không có chỗ nào gượng như ở cuốn Mùa lá rụng trong vườn trước đây
(bức thư của người đi

di tản gửi về ở cuối cuốn sách)

Về vấn đề không gian của cuốn sách, tôi có ý kiến ngược lại với anh

Bội. Theo tôi thì anh Kháng đã huy động được toàn bộ sư hiểu biết quen
thuộc về miền núi, về nhà trường để mượn nó mà nói những vấn đề lớn của
xã hội. Nghĩa là anh Kháng khá nhuần nhuyễn về tài liệu. Về thi pháp tôi
cũng học được ở anh nhiều điều. Ý của anh Bội bây giờ không phù hợp
nữa. Trước đây trong văn học, cứ ngỡ là bối cảnh càng rộng, công tác càng
lớn thì mới nêu được vấn đề lớn, có biết đâu là chi tiết nhỏ lại rất quan
trọng và có khả năng nói lên được những vấn đề lớn lao!

Trước đây ở trường, các thầy dạy chúng tôi soi vào tác phẩm: chủ đề,

nhân vật tích cực, nhân vật tiêu cực, cách giải quyết chủ đề… Vậy các nhân
vật Kiều của Nguyễn Du, Chí Phèo của Nam Cao là nhân vật tích cực hay
tiêu cực? Anh giáo Tự với một tính cách như vậy trở thành kẻ thừa ra,
không được nhà trường và gia đình chấp nhận. Ta không nên hỏi đó là nhân
vật tích cực hay tiêu cực, mà chỉ nên hỏi nhân vật này thật hay giả mà thôi.

Nhà văn nên để cho nhân vật của mình tự nó đứng giữa cuộc đời, không

nên mất công sức và thời gian che chắn cho nó làm gì.

Nguyên Ngọc:

Có ý kiến cho rằng đây là bi kịch của trí thức. Đúng. Nhưng không chỉ

có thế. Anh Ma Văn Kháng động đến một vấn đề có tính chất chung hơn,
lớn hơn. Lý tưởng của chúng ta là muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, trong
đó con người sống cho thật sự ra người, nhưng rồi không biết làm cách sao,
xô đẩy thế nào mà bây giờ lại đến một thực trạng thế này! Nói cho cùng,
mỗi người đều là nạn nhân theo một cách riêng, người tốt là nạn nhân đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.