gió giữa cuộc đời đang chao đảo dữ dội có thể đắm lúc nào không hay.
Trong số những người chèo lái có Tự, có Thuật... Họ đang sống ở thời hiện
tại, nhưng tiếng vọng của quá khứ, những “vết đen” trong lí lịch cứ gõ nhịp
vào cuộc đời hiện tại, để lại trong họ những bóng ma ám ảnh. Thuật đầy
năng lực và nhập cuộc hết mình, luôn khẳng định mình và phủ định kẻ ngu
dốt, nhưng đã vấp phải bức tường đá của sự ngu dốt, cuối cùng, đi tới một
kết cục không thể khác, anh ta bị điên. Dẫu xót hơn cả là anh Tự. Anh là
“một cuốn sách hay để lầm chỗ”, “một bữa tiệc dang dở”. Quá khứ với
những kỷ niệm xót xa theo chân anh tới mọi ngóc ngách tinh thần. Rồi hoàn
cảnh kinh tế gia đình thúc ép. Ở nhà, thói đam mê sắc dục, khao khát vật
dục ngự trị. Ở trường, thói thành tích và hô khẩu hiệu bạo hành, sự ngu
ngốc và vô văn hóa lạm phát. Không còn cách nào khác, Tự đành phải chui
vào trong “tháp ngà”. Căn gác xép vài mét vuông, với thánh đường thiêng
liêng, rút cục cũng bị xâm phạm. Đối với anh, con đường đi đến cái đẹp
trong các áng văn thơ của cổ nhân thì gần gũi mà con đường đi tới cái đẹp
trong cuộc đời lại quá xa vời và lắm chông gai. Tự cô đơn, cái cô đơn của
trí thức không hợp quần. Là người có văn hóa, có khả năng tự nhận thức,
anh vừa hợp quần, vừa siêu quần, vừa bình dân vừa cao ngạo. Bị ám ảnh
bởi trạng thái cô đơn, anh càng ngày càng tách mình ra. Sự nhận thức
“không thế hòa hợp” nằm ở nguyên do này. Hơn nữa, với bản chất nho học,
anh là người cố chấp, mối hận của quá khứ còn chưa trả cứ sờ sờ trước mắt
để rồi tự dày vò mình. Dường như tác giả đã gợi mở một điều sâu xa: cái
quá khứ là cái không thể sống lại được, bởi nói ra chẳng ích gì chỉ gây thêm
đau khổ mà thôi, hãy cứ để nó nằm yên ở đó, cái cần cho ngày mai cũng chỉ
cần bắt đầu từ ngày hôm nay là đủ. Được như thế, mỗi người sẽ thanh thản
hơn mà nhập cuộc, xã hội hiện đại không cho phép một ai được trốn chạy
vào trạng thái nhập thiền đầy bí ẩn của đạo Phật, hoặc là anh nhập cuộc,
hoặc là anh đứng bên lề đường.
Dễ nhận thấy ở Tự mối quan hệ nhiều chiều trong không gian và thời
gian. Cái vĩ mô, cái vi mô của cuộc đời, của mỗi người được cắt ra thành
từng mảnh nhỏ để người đọc tự soi vào đó thấy bộ mặt hiện thực của chính