những chức vị những học hàm, học vị cao thấp khác nhau thì họ có chạnh
lòng không nhỉ? Thực tế, ở một đất nước có tới 90% là nông dân (tính từ
khí bắt đầu xây dựng CNXH) thì hiện tượng đó không hiếm. Trong văn
nghiệp của mỗi tác giả, mỗi tác phẩm là một đỉnh cao. Với Ma Văn Kháng,
Đồng bạc trắng hoa xòe,. Vùng biên ải có thể là 2 ngọn núi ở Hoàng Liên
Sơn; Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn có thể là 2 tòa nhà cao tầng ở
Hà Nội. Còn chiều cao của Đám cưới không có giấy giá thú? Hãy để người
đọc và thời gian th định.
Giáo viên nhân dân số 16. 18/4/1990.
MỘT DƯ LUẬN ĐÃ TỰ ĐỔI KHÁC
VƯƠNG TRÍ NHÀN
(Chung quanh tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn
Kháng Tiền Phong Chủ nhật số 3, 1990...)
Trên báo Lao Động, số 45, ra ngày 9-11-1989 trong mục văn hóa, văn
nghệ, người ta đọc được mấy dòng thư bạn đọc:
Trong Đám cưới không có giấy giá thú, tác giả đã đưa ra một loạt nhân
vật tiêu cực mà các nhân vật này phần lớn là các cán bộ quản lý, cán bộ
Đảng. Như vậy, có phải nhà văn coi những nhân vật này là đối tượng chính
để đả kích hay không? (...) Tôi thấy hiện nay chưa có sách báo nào nói rằng
phải chuyển đối tượng đả kích sang những người lãnh đạo...
Những ngư̖ã từng kinh qua trường văn trận bút ở nước ta mấy chục năm
nay đọc đến những dòng thư nói trên hẳn không khỏi giật mình. Nhiều vụ
việc căng thẳng trong đời sống văn học trước đây thường chỉ dạo đầu một
cách êm ả vậy. Mấy dòng thư bâng quơ của một bạn đọc ở đâu đó. Nhưng
đây là ý kiến quần chúng cơ mà! Khi bạn đọc bình thường đã phải lên tiếng
thì hẳn là cuốn sách có những chỗ phạm húy rõ rệt (!) Thế là những người
lính gác (danh hiệu mà những nhà phê bình văn học lúc ấy tự nhận) quây