làm gì để giữ được nhân cách của những người thầy có tài năng, tâm huyết,
và giúp họ hoàn thành trách nhiệm cao cả được xã hội giao.
Cái kết quả tiểu thuyết không phải là kết thúc “có hậu” thậm chí còn
được một không khí sầu thảm, như muốn lưu ý chúng ta điều này: vấn đề
chính đNập trong tiểu thuyết còn treo ở đó chưa được giải quyết, và do vậy,
tiếng nói của Đám cưới không có giấy giá thú còn dư âm và có sức gợi mở.
Tiếc là trong quyển sách có đôi chỗ đề cập những tri thức có phần hơi cao
xa, ít hợp với một trường trung học cho dù đó là trường trung học ở một
thành phố lớn. Cái tên sách có gì hơi khiên cưỡng trong việc liên hệ, so
sánh. Một hai chỗ, có lẽ vì sơ ý, có những “chữ Tây” đã không được giải
nghĩa liền sau đó.
Báo Giáo viên nhân dân - 1/1990
Tâm sự với tác giả
“Đám cưới không có giấy giá thú”
PHONG THU
Bạn Ma Văn Kháng ơi! Tôi đã đọc ba hơi liền hai đêm cuốn sách 376
trang chữ “Đám cưới...”, của ông. Tới dòng cuối cùng thì đã 3 giờ sáng
ngày 31- 3- 1990. Giá mà ông ở gần nhà tôi, thì tôi đã đến gọi ông dậy để
nói ngay cái điều do cuốn sách đã gây huyên náo những gì trong lòng tôi.
Ông Ma à, tôi không có ý định đọc để “phê” tác giả Văn Kháng, mà chỉ
hào hứng thử xem lần này ông lại cho ra một cái gì nữa đây sau bốn cuốn
được ông chọn đưa vào mục lục tiểu thuyết. Ở bìa tư quyển sách (hẳn còn
thiếu “Côi cút giữa cảnh đời”).
Trước hôm đọc cuốn này, trong giáo giới (mà tôi xuất thân cũng là giáo
học thôi) có một vài ý kiến đã phản ứng, bảo là ông “bôi bác” đã “đánh”
vào ngành, vào nghề dạy học; là những gì nữa kia!