ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÚ - Trang 354

Riêng tôi, tôi đau quặn từng khúc, từng khúc khi đọc ông ở cuốn này và

không nghĩ thế. Thực lòng, tôi vừa hiểu vừa trách ông sao chẳng viết sớm
hơn cuộc hôn nhân của cả ông lẫn tôi và nhiều nhiều người khác nữa với ý
nghĩa nghiêm túc nhất.

Ra, Ma Văn Kháng, ông bạn tôi đã nấu nung lắm về cuộc kết duyên sự

đời mà tôi cũng đã nghĩ, đã nhận biết, nhưng không viết nổi bởi không tìm
ra cách thể hiện.

Có người liên hệ nhân vật chính của ông với Thứ trong “Sống mòn” của

cụ Nam Cao. Sự so sánh ấy tôi cho là khập khiễng. Bởi lẽ, cụ Nam Cao đã
viết hẳn về đời gõ đầu trẻ ở thời buổi ấy. Còn ông, ông chỉ đưa Tự ra làm
nhân chứng mà thôi. Cả cái ngành giáo dục và nghề dạy học cùng nhóm nhà
giáo, nhân viên, viên chức nhà trường, cũng vậy. Bởi, tình hình, thân phận
người trí thức nhỏ, trí thức lớn ở nước ta hàng nghìn năm nay - và cà trên
thế giới nữa, vốn lận đận, long đong, nổi chìm, yếu ớt lắm, phải đâu chỉ có
nhà giáo. Mà ngay cả cái có thực trong sự xấu tốt của nhà trường cùng cuộc
đời nhà giáo mà ông đã miêu tả, đâu phải đã dầy đủ, đã ở đỉnh cao cay
đắng, ngọt ngào.

Tìm riêng trong lịch sử nước ta, suốt ngần ấy năm dựng nước và giữ

nước. trải qua bao triều đại cùng thể chế, chưa có một ai là trí thức đứng ở
thang, bậc cao nhất của quyền lực. Cũng chưa có tên ác bá nào mang tước
danh quân vương - trùm sỏ lại xuất thân là trí thức. Song, nạn nhân là
những trí thức thì than ôi, thời nào cũng có. Cũng phải đâu chỉ từ sau Cách
mạng Tháng 8 đến nay, giáo giới nước ta mới có chuyện “trầm luân trong
bể khổ”?

Cả ông lẫn tôi và nhiều bạn đồng khoa, đồng khóa với chúng ta, đã lặng

lẽ rời khỏi nghề dạy học, những tưởng chỉ ở ngành giáo dục mới thế, song
chúng ta đã nhầm ở điểm này vì khi ấy chúng mình còn thơ ngây quá, dù đã
ở tuổi 30 hoặc 40.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.