được. Tôi thấy, chua chứ không thấy ghét cái nhà cô ấy.
Tôi nảy ý so sánh các nhân vật ở tập này với một số quyển khác (trừ
Cảnh đời côi cút ông chưa cho nên tôi chưa được đọc) thì tại Đánh cưới
không có giấy giá thú này họ lên đều hơn. Các nhân vật của ông thiên về
hành động nhiều hơn là tâm trạng. Với phụ nữ, miêu tả như vậy thì chưa
tròn đầy. Cô Phượng, quý hóa quá, mà ông lại nhẹ tay thế. Cô Xuyến còn
khối ấm ứ nữa kia. Cô Thảnh, có phần là món ghém của bữa cỗ, có hay
không có cũng được. Đã có, thì khía thêm cho sâu. Bởi vì, một cô giáo nửa
tây, nửa ta như cái cô Thảnh này, lý thú lắm ở môi trường ấy.
Một tác giả ngót chục năm (hay hơn thì tôi không nhớ chắc) làm phó
giám đốc một nhà xuất bản mà vẫn lao động nhà văn: như ông, tôi kính
phục quá.
Viết nữa đi ông. Viết tiếp những cuốn bảo vệ Đảng và ưu ái người trí
thức như cuốn sách này đi ông! Sao mà tôi yêu ông thế!
Hà Nội chủ nhật 6/5/1990
Đám cưới không có giấy giá thú
CÓ TÍNH LUẬN ĐỀ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHỮNG GIÁ TRỊ
VĂN HÓA VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
MAI THỤC
Tiểu thuyết bao giờ cũng quan tâm đến số phận nhân vật để thỏa mãn
nhu cầu tự bộc lộ và tự nhận thức lại mình của con người.
Với tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, Ma Văn Kháng đã xây
dưng nhân vật Tự trong sự săn đuổi trớ trêu của số phận, bàng ngôn ngữ ẩn
chứa cả trực giác, lý tính, cảm tính… Tự hiện ra trong những trạng thái tâm
lý đa dang: khi là những ẩn ức bị dồn nén, khi bay bổng thăng hoa, khi là