những đột khởi trực giác... Sự xô đẩy, chà xát tận đáy ngầm trong thế giới
tâm linh, đã giúp Tự tìm thấy giá trị đích thực của mình: “Con người còn
giá trị tự thân của chính nó. Không kẻ nào tước đoạt được”.
Song, đằng sau nhân vật trí thức “trong suốt, dễ vỡ” này, cuốn tiểu
thuyết còn mang tính luận đề về mối quan hệ giữa những giá trị văn hóa với
đời sống con người.
Tính luận đề này không chỉ nằm trong bản thân sự vận động của nhân
vật mà còn là những câu văn, đoạn văn, có tính lý luận, chính luận có khi
dài hàng trang về vấn đề văn hóa. Ví dụ: “Cách mạng xã hôi. Đó chính là
kết quả của sự canh tranh giữa hai thế lực lãnh đạo xã hội, ứng với hai trình
độ phát triển khác nhau của khoa học, tri thức của loài người. Thế lực lãnh
đạo nào có trình độ cao hơn thì sẽ thắng thế lực kia” (trang 358).
Gần 400 trang sách, dù miêu tả, kể chuyện, đối thoại hay độc thoai nội
tâm, luôn xuất hiện những lí lẽ, luận bàn về những giá tri văn hóa trong mối
quan hệ với con người và xã hội.
Văn hóa hiểu nôm na là tổng thể các quan hệ nhiều chiều giữa con người
với tự nhiên và xã hội. Khái niệm văn hóa này được Ma Văn Kháng thể
hiện qua thân phận của Tự (người trí thức không may bị săn đuổi, bị cô lập,
kết tôi, bị tước đoạt). Nhà văn lý giải: “Thù ghét, đối xử tàn tệ với người trí
thức là làm trái qui luật, là dã man, sơ khi, vô văn hóa và cản trở bước tiến
của xã hội” (trang 263).
Hiện thân của văn hóa ẩn chứa trong cách miêu tả căn gác xép chật chội
hình vuông (9m2). Căn gác xép là linh hồn của tác phẩm, nó chập chờn ẩn
hiện trong thế giới tâm linh của Tự. Căn gác xép đầy ắp tâm linh của muôn
đời “trên cái giá sách gỗ lim chạm trổ cầu kỳ. Một rừng kiến thức và tư
tưởng”. (Những bộ từ điển Khang Hy, La Rousse, Những bộ sưu tập đồ sộ
có hệ thống về các nền văn minh của nhân loại. Các tác phẩm tiêu biểu của
các nhà văn hóa lớn…). Với Tự, đây là một thánh đường tôn nghiêm; tháp