Nhìn thấu những thực trạng này, nhà văn đặt ra những câu hỏi đầy trí tuệ
và nhân ái: “Chẳng nhẽ vì chúng ta vô học, vô học nên sinh ra bạo chúa?
Hay bạo chúa chính là tên vô học không biết quý trọng con người?”
Văn hóa đã làm nên nhân cách con người, ở nơi nào các giá trị văn hóa
bị chà đạp, con người sẽ không còn nhân cách, đời sống trở nên hoang vu,
tăm tối. Nhưng cuộc sống bao giờ cũng có vùng sáng và vùng tối. Những
con người ở vùng sáng đã nhìn nhận sư vận động tất yếu của tiến bộ xã hội
qua những dòng văn chính luận. “Dòng gia tăng tri thức của xã hội loài
người là cái lõi phàn ánh bản chất của sự tiến hóa và tồn tại mãi mãi cùng
loài người. Nhưng tiếp thu được tri thức cao cả của nhân loại không dễ
dàng”. (trang 358).
Thông qua hình tượng văn học của mình, Ma Văn Kháng đã lý luận về
một vấn đề có tính chất quyết định cho tiến bộ xã hội. Đó là cuộc gặp gỡ
giữa chàng trai cuộc sống gân guốc và nàng tiên văn hóa huyền diệu. Cuộc
hôn nhân có màu đỏ như “những vũng máu đỏ của một cuộc huyết chiến bi
thương và quyết liệt”. Nó đòi hỏi những chàng trai đừng bao giờ để những
giá trị cá nhân mình bị tước đoạt.
ĐỌC “Đám cưới không có giấy giá thú”
LÊ NGỌC BẲO - giáo viên Ngữ Văn
ường P.T.T.H Trần Đăng Ninh
Ứng Hòa - Hà Sơn Bình.
Tôi đã tìm đọc cuốn tiểu thuyết mới này của Ma Văn Kháng, ngay sau
khi có ý kiến phê bình trên báo “Nhân dân chủ nhật” cách đây hàng tháng.
Đúng là như anh Hữu Thỉnh nói “không đọc nhanh được” với tác phẩm này.
Nhưng cực khổ thay, sách thì phải đi thuê, đi mượn, làm thế nào để khi nói
không bị mang tiếng là hời hợt, trước nỗi vất vả, nhọc nhằn đến “kiệt sức”