của nhà văn. Tất nhiên tình yêu có trăm ngàn lối đi của nó, cũng chẳng e sợ
khi hôn nhân không thành.
Đọc nhiều lần cuốn sách, đặt trong thứ tự những tiểu thuyết và truyện
ngắn của Ma Van Kháng tôi nghĩ đến anh là một con người khổng lồ.
Khổng lồ về nhiều mặt. Khổng lồ trong nắm bắt hiện thực, trong xây dựng
nhân vật điển hình. Khổng lồ trong hướng đi có tính chất đột phá cho văn
học nước nhà ở thời kỳ mới. Khổng lồ về tấm lòng nhân hậu, ưu ái của anh,
trước số phận đau khổ của con người. Con người ấy lại là trí thức. Cái tầng
lớp mà một thời nói đến người ta luôn e ngại, né tránh. Cứ nhìn các ông đeo
kính trắng là người ta đã không ưa thích lắm rồi. Càng xa trung tâm, càng
xa ánh sang, quan niệm ấy của người đời, nhất là các vị giữ trọng trách, có
liên quan đến sinh mệnh chính trị của con người, mà đầu óc đã định kiến,
thì những trí thức rơi vào vòng vây bủa của họ càng cực kỳ đen tối và đau
khổ, chỉ là đồ bỏ đi.
Cách đây mấy trăm năm, Nguyễn Du đã khóc thương cho số lênh đênh,
chìm nổi của nàng Kiều tài hoa, hương sắc đến điều. Bây giờ lại đến anh.
Anh Kháng đã khóc thương cho một kiếp người, một số phận hẩm hiu, cay
đắng, không chút vinh quang, khương cho “một đám cưới không thành, một
cuốn sách hay để lầm chỗ, một ngôi trường nhỏ với những chấn thương
nặng nề. Bị bít các lối. Bi dồn tới chân tường… Bị tước đoạt hết”…
Chao ôi! Nếu không có lòng tin yêu mãnh liệt của con người, không có
sự trân trọng cao cả trước những số kiếp long đong, sao anh có thể thấu
hiểu được “các nỗi đau nhân thế, nỗi đau tâm thể này”, trước “thập loại
chúng sinh” chứ đâu còn là nỗi đau của riêng thầy giáo Tự.
Tôi thấy Ma Văn Kháng đã thể hiện, đã phanh phui, đã biện giải, những
gì phá phách, đã làm thui chột những tài năng trong cuốn sách của mình,
đúng như lời đề từ anh ghi ở đầu tác phẩm: “Phong vận kỳ oan khách tự cư”
(cái oan của người phong nhã do người ấy gây ra, chuốc lấy) (Nguyễn Du).